|
Ngủ đi… quá khứ! |
|
|
20/10/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
-
Dậy, An, dậy đi
học, hôm nay mày có giờ kiểm tra đó, dậy liền đi.
-
Mày để tao ngủ
chút nữa đi, tối qua về trễ, mệt quá!
-
Nhưng hôm nay
mày kiểm tra đó, nghỉ thì mất điểm mất, thức dậy đi mầy!
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÒ KHÓC |
|
|
17/07/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Thiệt ra, còn một nguyên nhân nữa khiến thằng Ngà bỏ nghiệp giáo. Không biết nghe ai xúi giục, mấy đứa học trò cá biệt ở trong trường hễ gặp nó là bè nhau: “Thầy giáo cho bằng, thầy giáo cho bằng…”. Lúc đầu, nó nghĩ từ khi mình dạy học đến giờ có đối xử không công bằng với ai đâu mà sao tụi học trò nói vậy. Chăn bò mà giờ trở thành thầy giáo là một sự thành công mỹ mãn, đáng tự hào. Nhưng không hiểu sao đối với thằng Ngà lúc ấy xem như là một sự sỉ nhục. Vả lại, thầy giáo cũng là một nghệ sỹ trên bục giảng. Chắc thằng Ngà muốn biểu diễn ở sân khấu rộng lớn hơn. Lúc tiễn nó lên Sài Gòn, lão Tư tự dưng xếp đàn, không thèm hát, kể cho nó nghe một câu chuyện: Ở xóm trên, con Thuý cháu bà Sáu Móm, đi nước ngoài dìa bày đặt toàn nói “tiếng Anh, tiếng chị” với mọi người. Hôm đó nó mặc bộ đồ màu đỏ, mang giày cao gót ẹo qua ẹo lại ngang xóm mình. Hỏng biết có con bò của ai xổng chuồng, khịt khịt mũi, giương sừng, xông lên định chém. Con nhỏ quýnh quáng la làng: “Trời ơi, bò rượt tui kìa. Bà con ơi cứu, cứu, cứu…!”. Sao hông giỏi lúc đó nó nói “tiếng em, tiếng Anh” gì đó đi. Rồi lão quay sang thằng Ngà nhắc khéo: Đừng chối bỏ quá khứ, cội nguồn. Đó là nơi nuôi nấng dìu dắt ta nên người, giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐIỀU ÁY NÁY… |
|
|
17/07/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Về xã, anh ta lại lân la tới nhà, gợi ý và vận động chính quyền địa phương giúp má chồng tôi đi mổ mắt miễn phí. Má tôi được sáng mắt biết ơn anh ta lắm. Tôi nghĩ anh ta không tới thì người khác cũng tới nhà tôi và mắt má tôi vẫn sáng. Đáng ghét hơn, chuyện vợ chồng tôi đi chở hàng thuốc lá lậu thuê cho người ta từ lâu giấu kín, nay anh ta đã nói cho má chồng tôi biết, khiến bà tức giận, lệnh chúng tôi phải bỏ nghề vì sợ nguy hiểm, bà còn đòi từ hai vợ chồng tôi… Chúng tôi hứa sẽ bỏ nghề chở thuê hàng lậu khi tìm được việc làm ổn định. Anh ta khuyên, chồng tôi tạm thời nên chạy xe ôm, tôi nấu cháo bán cho hàng xóm hằng ngày… nhưng hai vợ chồng tôi chưa chịu vì thấy đi chở thuốc lá lậu có nhiều tiền hơn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cỏ Thơm |
|
|
31/03/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Mười sáu năm sau ngày Trần Đợi
mất tích, Xóm Cỏ Thơm có đường lát pê-tông. Con đê ngăn mặn nay biến thành lộ liên
huyện cho xe bốn bánh. Khi đó, xẻo nước được xáng múc kê thêm đất. Loài cỏ dại
bắt đất bồi xanh mơn mởn cho ra hai đợt hoa thơm dịu, lan tỏa vào túp lều của mẹ
con Cỏ Thơm. Mẹ việc trong, việc ngoài, quần quật. Con trai tháp tùng gánh con
Ba Khả đi xe buýt lên học trường xã rồi trường huyện. Cỏ Thơm trông càng trẻ ra
sau khi dứt ra khỏi Ba Khả, day sang anh cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Tám
Tài.
So với Ba Khả, Tám Tài vượt trội,
lợi thế hơn nhiều mặt: Ly thân vợ, điển trai sánh công tử vườn, lại có thêm giọng
ca cổ bá cháy. Hai lần nghe Tám Tài
“xuống mùi” nhân dịp hai đám giỗ nhà Ba Khả, Cỏ Thơm xiêu lòng…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mùa cúm núm thay lông |
|
|
31/03/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tôi gặp lão Tư cũng là nhờ cái duyên
trong nghề nghiệp, rồi kết nhau làm bạn vong niên. Mấy chục năm trước, tôi từng
dạy học ở xứ Gãy Cờ Đen này, nơi giao nhau của bốn dòng sông chảy vào lòng Đồng
Tháp Mười để rửa phèn, thoát lũ; nuôi nấng từng cây lúa, hoa sen và mang tôm,
kéo cá về đây, giúp người dân có điều kiện bám đất, giữ làng, rồi phát triển
vươn lên cho đến bây giờ. Thời ấy, chuyện học sinh bỏ học như cơm bữa, nhất là
vào mùa vụ thu hoạch. Ra ngoài đồng ruộng, đếm đầu học trò có khi còn nhiều hơn
ở trong trường học. Nhưng theo chủ quan, nguyên nhân nghỉ học của đứa học trò
ruột của mình- thằng Tủm kêu lão Tư bằng ông nội- thật hết sức kì cục. Tôi đang
say sưa giảng bài thì có một lão già chạy giật một, giật hai, hổn hển đứng
ngoài cửa lớp hỏi vọng vào:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÌNH QUÊ. |
|
|
25/01/2014 | Tác giả: Thu Phương |
|
|
|
Nói
thì nghe vậy thôi chớ Huệ thấy xa lạ với mình lắm. Hồi đó giờ nghe ba má cô trò
chuyện với người quen, Huệ biết, ông Tư cũng từ nơi khác đến làm ăn rồi bén rể
ở đây luôn. Ông ngoại cô ban đầu không chịu, sợ anh này hết mùa lúa quất ngựa
truy phong rồi để khổ cho con ông. Nhưng nói rát cổ, “tụng” hằng ngày, con gái cũng
nhứt quyết thương. Có bữa, ông già hằm hằm mài cái mác vót bén ngót ghim xuống
cửa, hăm:
-Thằng
đó giỏi tới đây nói chuyện với tao nè. Liệu coi cây mác đó mà nói. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TIẾNG KÈN |
|
|
06/12/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Tam Anh Hễ nhậu xỉn xỉn là Năm
Hòa lôi chuyện cũ ra kể cho người bạn cùng nghề bắt chim nghe như để hả hê cơn
giận dữ, ấm ức trong lòng mình. Từ chuyện bỗng dưng trở thành tỷ phú khi nhà
nước quy hoạch mấy chục công vườn làm khu thương mại. Chuyện ăn chơi xả láng em
út môi son má hồng say xỉn tá lả ngày đêm suốt mấy tháng trời. Chuyện tập nói
tiếng “ lóng” của “ Mẽo” khó trần thân nhưng phải ráng chịu. Mở miệng thì cứ :
“dét”, “nô”, “ô kê”, “ then kiêu”, “ de ri guốc”… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
SÔNG TRĂNG |
|
|
06/12/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Sau đêm ấy, ông Lâm được tổ chức
phân công nhiệm vụ khác. Tình yêu vốn chứa đầy những ngang trái, trong chiến
tranh lại gấp bội sự trái ngang. Ngày tiếp quản, ông cũng không được về Mỹ An,
mà phải dốc ngược về Cao Lãnh. Trở lại quê nhà, ông xây dựng cuộc sống mới. Hôm
được phân công về làm Trưởng phòng giáo dục ở Tháp Mười ông mừng ra mặt. Thằng
bạn chí cốt thấy vậy nói: “Cực khổ lắm nghen bạn, sướng ích gì mà vui, nơi đồng
hoang, nắng cháy, có nhiều người chịu không thấu đã bỏ của chạy lấy người rồi
đó”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ÔNG GIÀ BA LƠN |
|
|
18/11/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Tuyến Thiệt tình mà nói, ông Sáu Bờ có ba lơn hồi nào. Lời đồn “tam sao thất bổn” rằng người ta kêu ổng như vậy vì nhiều nguyên do, không loại trừ chuyện ổng đẻ ra mấy đứa con hơi “mát mát”, ngay thằng rể cũng bị… di truyền, lãng xẹt! Nói nào ngay, phải chừa thằng thứ ba ra. Lúc thằng này bịnh thập tử nhứt sinh, ông già cắt gần nửa miếng đất lo cho nó mà xót như cắt ruột. May nó sống, tưởng đâu cũng hâm luôn, không ngờ lớn lên sáng sủa, thông minh nhứt nhà. Nó học giỏi lắm, học hết luôn phần thằng em kế. Nghe đâu nó đang chuẩn bị lên chức gì trên tỉnh, cũng bự bự. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xuân muộn |
|
|
18/11/2013 | Tác giả: Huỳnh Thanh Lạc |
|
|
|
Nhìn má mãi vì mình không ngơi nghỉ, Chánh thương nhiều lắm, nhưng anh không cưỡng lại được nỗi khát khao khoác lên mình màu xanh áo lính hùng mạnh bước đều trong đoàn quân thẳng tắp giống như ngày ba và anh hai hành quân ra trận. Ôi, nỗi ước ao của lứa tuổi đôi mươi sao lạ lùng quá đỗi! Đến giờ Chánh mới hiểu ra tại sao ba, anh hai và những người khác nữa không màng nguy hiểm dấn thân vào trong mưa bom bão đạn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐÔI GÀ SAO |
|
|
10/09/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Truyện ngắn: Nguyễn Lệ Ba Điều bất thường chị nhận ra ngay:
đôi gà sao không đứng chực sẵn ở cửa nhà sau chờ chị đổ cho ít lúa. Giờ này là
lúc chúng từ trên cây cao bay xuống, miệng quang quác ầm ĩ gọi nhau. Chị ngó
quanh một lượt và hiểu ngay điều gì đã xảy ra. Chú gà sao trống đang đứng
nghiêng đầu nhìn cô gà sao mái nằm xoải cánh trên mặt đất, đầu ngả một bên, mắt
đục ngầu, đôi chân co quắp. Chị bước như hụt chân. Mới chiều hôm qua chúng vẫn
còn trốn nhà sang kiếm ăn bên vườn hàng xóm, vẫn khỏe mạnh và quấn quýt bên
nhau. Chỉ qua một đêm mưa, sao lại ra nông nỗi này? Hình như đêm qua, chúng
không ngủ trên cây mà đứng dầm mình trong mưa tại nơi này, dưới trời mưa rả
rích. Cô gà sao mái đã chết từ đầu hôm,
toàn thân cứng đờ và lũ kiến đã bu quanh mi mắt. Gà trống có lẽ đã đứng nhiều
giờ bên xác vợ, bộ lông ướt rũ nước mưa, cổ họng run run bật ra những tiếng kêu
khèn khẹt khô đắng như than khóc, như réo gọi… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoàng lan cuối mùa |
|
|
26/08/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Thu Hà 1. Chị ngồi trên chiếc ghế nhỏ ngoài ban công, mắt lơ đãng nhìn xuống đường. Lâu lắm rồi chị mới có một buổi chiều thư thả như thế. Không tất bật để đi làm ca, cũng chẳng phải lo cơm nước cho đứa em. Mọi người thường bảo chị bao đồng cứ hay lo. Mấy đứa em của chị lớn cả rồi nhưng trong mắt chị chúng vẫn còn bé lắm, vẫn cần được chị chăm sóc yêu thương. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỤC BƯỚU LÀNH TÍNH |
|
|
26/08/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Khắc Chu Hai mươi năm từ ngày thằng Ngờ ra đời, cái viên gạch ra lò sớm hai tháng ấy chẳng những không làm tròn nhiệm vụ kết nối thiêng liêng như những sinh linh bình thường khác. Nó không là cục cưng mà là miếng mồi đắng mà Năm nuốt hoài hổng trôi, nên chỉ rượu suông. Hồi sanh thằng nhỏ mới được bảy ngày, Năm khẩu chiến với vợ suốt một đêm, chiến đấu với lương tâm suốt mấy phen sanh tử mới quyết định theo lời má mình đem trả vợ. Xuồng đang băng băng ngược nước, Năm nghe tiếng nước mắt vợ rơi đồm độp cũng chạnh lòng. Ngang qua ngã sông nhà ông Cả Đức. Ông đang tắm, thấy cảnh chiếc xuồng Năm lựng xựng giữa hai dòng. Ông già đoán biết mới níu xuồng lại hỏi thăm rồi ông thảy cho cái phao cứu hộ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
“ANH TÔI!” |
|
|
26/07/2013 | Tác giả: Ngọc Điệp |
|
|
|
Tác giả: Ngọc Điệp Tôi nể anh môn Văn. Còn anh phục tôi môn Toán. Chúng tôi bổ sung cho nhau cùng học tập. Năm nào cả hai cũng được lĩnh thưởng. Người lớn hài lòng lắm khi thấy anh em tôi thương yêu hoà thuận nhau. Nhưng có một điều, với tôi đó là điều khá “bí ẩn” về người anh thân thuộc của mình. Đó là những suy nghĩ trong đầu của anh, nhiều lúc tôi thấy nó “lạ” lắm! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHỊ DÂU |
|
|
26/07/2013 | Tác giả: Thu Phương |
|
|
|
Tác giả: Thu Phương Tôi cảm thấy mấy cái xương gà nhọn nhọn đâm vào miệng mình nhột nhạt, nhưng cũng ráng nhai, hình như có chút vị ngọt. Giống như cái vị ngọt của nồi canh cua đồng mà má tôi đi bắt về nấu cho tụi tôi ăn những ngày mưa dầm dầu dãi mà nhà không có xu nào mua cá. Nhai lát nữa lại nghe đăng đắng, vị đắng của rau diệu vườn tôi hái luộc chấm nước mắm suông ăn với cơm gạo mượn. Có cái gì đó dậy lên trong cổ, chua chua, như những lúc mang bụng đói đi học, cồn cào ruột gan, dịch vị chua từ dạ dày trào ra mà vẫn phải nuốt tuột vào. Và mằn mặn, giọt nước mắt nào lặng lẽ chảy vào tim... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khoảng trời xanh |
|
|
08/07/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Kim Thắm Mấy tháng nay giá dầu cứ lên liên tục, hình như là bốn lần rồi, mọi thứ khác cũng đua nhau lên theo, người dân lao động và viên chức bình thường đang oằn mình trong cơn bão giá, gia đình Ngoan cũng vậy: ba mẹ làm công nhân vệ sinh cũng lâu rồi (số năm làm bằng với số tuổi của nó), nhưng lương cũng chỉ đủ để lo cho hai chị em đi học, thuốc thang chút đỉnh cho bà ngoại. Những lúc đi thu gom rác, mẹ cũng có nhặt phế liệu (vỏ chai, đồ nhựa hư, giấy vụn…) để riêng ra và bán lại. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẤT QUÊ |
|
|
23/05/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Ngày vợ tôi dẫn về thăm An Hiệp lúc mùa lũ tràn về, đứng ngay cái bầu vú đó, tôi mới thấy hết sự thú vị của đất trời, sông nước miền Tây. Khúc sông này rộng như cái bùng binh, nhìn sang bờ bên kia mỏi tầm mắt nhưng chỉ thấy vạn vật li ti, mờ mờ, ảo ảo. Thông thường, sông rộng đáy nông, dòng trôi chậm; người ta dựa vào quy luật tự nhiên này để bắc cầu qua sông. Nhưng triều cường nơi đây vô cùng dữ dội và huyền bí. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
H Ạ |
|
|
20/05/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Đã mấy mùa hai đứa đi trong rạo rực dưới sắc lửa phượng kỳ ảo cùng với tiếng ve râm ran rồi hở Thiện? Ai mà biết. Với Hạ, khi cái gì đó đã làm nên ký ức thì bao giờ cũng đọng lại mãi trong lòng, có thể không là vĩnh viễn nhưng sẽ dài lâu. Thế ư? Hạ là vậy đó, như Hạ có chút gì đó kỳ quặc phải không. Với Hạ thật sự cho đến tận bây giờ Hạ cứ mơ hồ như mọi lẽ có từ một sát na rồi cũng mất đi từ một sát na, nên Hạ đâm sợ cái sau cùng.Thoáng mà đã ba năm, có chóng vánh lắm không. Thử tính mà coi, ba năm là thời khắc của dai dẳng dòng đời, một ngàn không trăm chín mươi lăm ngày. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHÂN VẬT CHÍNH |
|
|
10/04/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Truyện ngắn: Bùi Minh Dạ Thảo Lần đầu tiên trong đời, tôi bạo dạn nắm tay một cô gái. Tôi kéo Lam vào mái hiên trú mưa. Nhưng rồi chợt nhận ra hai đứa đều đã ướt mèm. Cả hai cùng nhìn nhau và cười. Không hiểu sao khi nhìn thấy nụ cười của Lam, tôi lại nói: - Đi ăn gì đó nóng nóng không? Tớ mời. Càng nhạc nhiên hơn khi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sau bão |
|
|
24/03/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Nguyễn Lệ Ba1.
Cuối cùng,
Vân lên xe mà không có chồng đi cùng. Chuyến du lịch hè chuẩn bị từ đầu năm học
bỗng chốc thay đổi ngoài ý muốn. Chiều qua - Tuấn, chồng Vân - nhận được điện
thoại từ bệnh viện báo mẹ chồng bị ngã gãy xương cổ chân. Thăm mẹ xong, lúc rời
bệnh viện, Vân nói với chồng, vẻ luyến tiếc lẫn thất vọng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không phải chuyện đùa |
|
|
06/03/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: NGUYỄN THANH Cuộc mò tôm tập thể tự nhiên giải tán. Không thèm coi hát cải lương dẫu biết chắc có mặt đào, kép nổi tiếng từ Sài Gòn xuống tới đây biểu diễn. Một hôm ngồi rà hết hai kênh trong cái ti vi đen trắng không thấy chiếu phim Hàn Quốc, chị Thảo day sang tôi, bộc bạch: “Thằng Tâm nhà này hay gì chưa vậy? Bà má Kim Lón khỏe rồi, từ bịnh viện huyện được đưa về nhà điều trị. Chiều, thả qua bển chút đi, vừa thăm bà già vừa từ giã lần lần được rồi…”. Chị Thảo gợi ý đúng lúc tôi muốn nói với chị nhiều điều trước khi thằng em trai út lên đường làm nghĩa vụ quân sự. “Lo là lo cho chị ở nhà, chuyện nào cũng lớn bằng cái biển?”. Tôi nói. Chị cười hồn nhiên: “Cậu Út mày cứ tưởng như hồi ba, mẹ mình còn sống. Làm ruộng bây giờ vừa chống nạnh, vừa chơi. Còn sức vóc của chị đó hả? Cọp vật không chết. Có lỡ bị nhức đầu, xổ mũi, có người lo…”. Chị vừa nói vừa hướng mặt qua phía bên kia sông. Dường như chỗ nhà Kim Lón là điểm gởi gấm của chị lúc thằng em trai vắng nhà… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vĩ thanh cuộc chiến |
|
|
14/01/2013 | Tác giả: Bùi Quý Khiêm |
|
|
|
Truyện ngắn của Bùi Quốc KhảiCuộc họp chi bộ ấp Mỹ Phong đánh giá
xếp loại Đảng viên kéo dài từ đầu giờ đến gần hết giờ làm việc buổi chiều mới
gần kết thúc. Đồng chí Bí thư đang phát biểu kết luận bổng Hai Tân thấy thằng
Tèo – đứa cháu nội, con thằng Ba – lấp ló trước cửa. Ông bước ra:
- Chuyện gì vậy Tèo, sao nội đang
họp mà con lại tới kiếm ông? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cốc rượu chưa vơi |
|
|
09/01/2013 | Tác giả: Trần Thanh Hà |
|
|
|
-
Không… rút
đi… để tôi ở lại… không… không thể để đồng chí ấy một mình được… Không, không…
Đột
nhiên giữa đêm khuya im ru có tiếng la hét hoảng loạn làm An và Trung giật mình
chồm dậy quơ tay tìm khẩu súng phóng vội xuống đất sẵn sàng trong tư thế chiến
đấu. Ủa mà quên, làm gì có súng mà cũng làm gì có chiến trường mà chiến đấu ở
đây. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu chuyện người lính |
|
|
07/01/2013 | Tác giả: Bạch Phần |
|
|
|
Tác giả: Nguyễn Nhân Mùa hè Kom Puông Thom, trời đã về
đêm mà còn nóng như lửa đốt. Khánh, Bình và Thân cởi trần ngồi hí hó bên chén
trà đục như màu cà phê sữa. Bình hưng phấn cứ tuôn ra các câu chuyện tiếu lâm
nối đuôi nhau. Mỗi câu chuyện được kết thúc bằng một pha cười nghiêng ngửa. Cả
“bộ tam sên” ngã ra thở hổn hển… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không thể nào quên |
|
|
06/01/2013 | Tác giả: Nguyễn Huỳnh Hiếu |
|
|
 |
I
Có tiếng sột soạt ở cánh cửa trước
nhà. Người đàn bà bật dậy giở mùng chun ra.
Qua ánh đèn dầu lờ mờ, nhưng cũng đủ
ánh sáng nhìn được gương mặt người đàn bà lộ nét vui trong cơn buồn ngủ. Lấy
tay vuốt ngược mái tóc từ trán ra sau gáy và buộc lại mái tóc lỡ cỡ kiểu Xẩm đã
dài quá vai, người đàn bà vừa bước xuống đất đi đến cánh cửa vừa nói giọng
trách yêu:
- Tao tưởng đâu tới sáng tụi bây mới
tới chớ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giấc mơ cánh cò |
|
|
21/12/2012 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Truyện ngắn của: Lê Văn Lắm Tràm Chim mùa này không có sếu. Vắng
chúng, cả một vùng đất rộng lớn này dường như im lặng đến kỳ lạ. Những loài
chim, cò khác cũng thôi không còn kéo về nhiều nữa. Có lẽ chúng cảm nhận được
một điều gì rất khác biệt. Phải chăng mọi thứ đang thay đổi… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGỌN LỬA |
|
|
21/12/2012 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Truyện ngắn của LÊ HUỲNH LAN Anh Vũ mơ gì? Cô gái hỏi tiếp. Vũ
đang cháy dạ nhớ Duyên, tim rạo rực sống lại thuở mới hẹn hò, rụt
rè nắm tay cô bạn gái, lòng ăm ắp ngàn lời yêu nhưng chưa dám thổ
lộ. Nắng quái chói mắt người nhưng cũng không ngăn nổi hương thơm hoa
dại trở mình ráo riết đợi hứng sương đêm. Bóng tối buông dần. Vũ giơ
tay vẫy tạm biệt cô bạn khi nảy chậm chậm men theo lối cỏ về trại.
Anh bạn cùng phòng mời điếu thuốc. Vũ rùng mình lắc đầu từ chối. Quá
khứ đen tối chợt hiện về, hãi hùng, đau đớn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khỏa thân màu xám |
|
|
05/12/2012 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
ó nuôi cơn giận suốt một
ngày, một đêm. Giận gia đình. Giận đứa bạn cùng lớp. Sáng hôm sau khi vào lớp,
nhét cặp vào hộc bàn, ngay lập tức nó đứng đối diện với đứa bạn trai cao lớn,
cứng cáp hơn nó nhiều. Nó dang thẳng tay, tát hết lực vào mặt bạn trong khi đôi
mắt nó đã tối mù vì khóc: “Hôm qua sao bạn giấu mất tập của tôi”. Thằng kia
toét miệng cười, chìa má bên kia: “Nè ! Đánh nữa đi”. Nó quay mặt khóc tức
tưởi. Sụp đổ. Bởi nó sẵn sàng chờ một hai cú đánh trả, nhưng thằng kia đã ào ra
sân chơi cùng lũ bạn.
Từ đấy, bất lực và hằn thù
càng thêm đeo đuổi nó. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ra đường mới được làm người! |
|
|
24/10/2012 | Tác giả: Trọng Quý |
|
|
|
Truyện ngắn của Phạm Anh Xuân Ấy thế mà hắn cũng dám yêu! Hắn đã để mắt tới cô giáo dạy mầm non gần nhà từ hồi nào, hắn cũng chẳng rõ. Cô giáo trẻ chỉ bằng tuổi em gái thứ ba của hắn, đẹp người, cười xinh. Hắn cũng chẳng biết như thế là yêu chưa. Đã ba mươi tuổi đầu rồi mà chưa bao giờ có một người con gái nào thốt ra từ mồm nói với hắn rằng: “Em yêu anh”. Chưa bao giờ! Riêng hắn thì an ủi lòng mình, cuộc đời này dù đảo điên điên đảo nhưng chắc chắn là vẫn công bằng như âm dương cân bằng vốn có, rằng hạnh phúc rồi sẽ mỉm cười, rằng đời cũng sẽ có đàn bà. Nhưng Chúa ơi, hắn không thèm khát đàn bà, hắn chỉ cần một người con gái hiểu mình, yêu thương mình và hắn cũng sẽ yêu thương gắn bó với người ấy đến trọn đời. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|