|
NHỮNG CÁNH HOA ĐA SẮC |
|
|
17/10/2016 | Tác giả: Thai Sắc |
|
|
 |
Gọi là những
cánh hoa đa sắc bởi tất cả các tác
phẩm này đều đã đạt giải từ nhiều cuộc thi quốc gia, khu vực, địa phương khoảng
15 năm qua. Và tất cả những thiên bút kí, ghi chép, phóng sự... ấy, dù chỉ gắn
với nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhưng đa dạng về đề tài thể hiện cũng như khá
phong phú về chủ đề cần chuyển tải - hoa
đất của những hình mẫu tam nông trên
nhiều lĩnh vực. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THƯ GỬI NGƯỜI CẬN VỆ |
|
|
11/10/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Trong Người cận vệ, thấy phảng phất bóng dáng
nền văn minh phương Tây, chất sâu nặng đạo lý phương Đông, những trận chiến oai
hùng của những cuộc khởi nghĩa chống Tây của người lục tỉnh như vẫn còn nóng hổi
tính thời đại. Đây là tác phẩm dựa trên cứ liệu lịch sử mà đậm nét dân gian. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KHÁI NIỆM VĂN HÓA |
|
|
04/10/2016 | Tác giả: Tao Đàn |
|
|
 |
Văn hóa vốn không thích hô hào, trưng diện một cách hợm hĩnh, vì nó là cái đẹp
được tinh lọc qua thời gian trên cơ sở những chuẩn mực cao cả mà con người lựa
chọn, như đã nêu bằng ngữ nghĩa của khái niệm ở trên. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BỐN MƯƠI NĂM KÝ ĐỒNG THÁP - VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NHƯ LÀ MỘT THI PHÁP |
|
|
27/09/2016 | Tác giả: Hồ Văn |
|
|
 |
Tác phẩm văn học để có
thể vươn đến đỉnh cao, trước tiên nó phải khai thác, đi sâu vào mọi mảng hiện
thực đời sống, đi sâu vào nội tâm, chiều kích tâm hồn của con người, phản ánh
thực tế bằng nhiều góc nhìn khác nhau. 40
năm ký Đồng Tháp đã đi đúng hướng khi viết về hiện thực chiến tranh như là
một thi pháp, nhưng để tác phẩm có thể vươn cao, vươn xa hơn thì đòi hỏi sự
dụng công, sáng tạo không ngừng của các tác giả trong thời gian sắp tới. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VĂN HÓA BÀN PHÍM VÀ NHỮNG MẶT TRÁI |
|
|
20/09/2016 | Tác giả: Tao Đàn |
|
|
 |
Văn hóa bàn phím đang là một thành tố chủ
chốt của văn hóa giao tiếp thời công nghệ thông tin bùng nổ. Những mặt trái của
văn hóa bàn phím nêu trên, nếu không
có sự chấn chỉnh và tự chấn chỉnh kịp thời từ nhiều phía, chắc chắn sẽ ảnh
hưởng không nhỏ và tác động tiêu cực đến hoạt động xã hội nói chung, đời sống
tinh thần của mỗi cá nhân nói riêng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CA ĐỒNG THÁP |
|
|
14/09/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
Đọc thơ về hình tượng người
phụ nữ của thơ ca Đồng Tháp để càng thêm yêu quý và trân trọng những người bà,
người mẹ, người chị, người em của quê hương. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VỀ BÀI THƠ ĐẠT GIẢI NHẤT MỘT CUỘC THI |
|
|
06/09/2016 | Tác giả: Thai Sắc |
|
|
 |
Chi bộ lòng dân xứng đáng là bài thơ thành công nhất trong cuộc thi
nói trên. Và vả chăng, tên bài thơ có thể trở thành một danh hiệu cao quí mà
từng chi bộ Đảng có thể phấn đấu để tự gắn cho mình trong tiến trình lãnh đạo
nhân dân xây dựng quê hương giàu mạnh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DÂN LÀ GỐC |
|
|
29/08/2016 | Tác giả: Tao Đàn |
|
|
 |
Dân
là gốc
- một mệnh đề quá thiêng liêng, gắn với sự tồn vong của đất nước. Chừng nào
chưa biến chân lí trên thành hình ảnh thực tiễn một cách tốt nhất, chừng đó đất
nước vẫn chưa phát triển nhanh và chưa vững vàng đi lên trên con đường đã chọn
của mình.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHỮNG KHÚC CA TƯƠI TẮN YÊU ĐỜI TRONG MƯA THÁP MƯỜI CỦA PHẠM KHIÊM |
|
|
22/08/2016 | Tác giả: Thai Sắc |
|
|
|
Mưa Tháp Mười của Phạm Khiêm đã mang đến cho người nghe, người
hát một cảm xúc rạo rực, tươi mới, phấn chấn và tin yêu. Những ca khúc trong Mưa Tháp Mười không chỉ giới thiệu một
cách phong phú các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, nhất là những góc nhìn
nghệ thuật đằm thắm, thiết tha về đất nước, quê hương, mùa xuân, tình yêu, thế
sự... mà còn khơi gợi, bồi dưỡng cho con người về một cách sống nhân hậu, bao
dung; về một tình yêu tha thiết, trong sáng và về một khát vọng luôn vươn tới
cái đẹp tối thượng của cuộc sống. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tản mạn về Hò Đồng Tháp |
|
|
17/09/2015 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
Đồng Tháp, vốn là vùng miền
gắn liền với bến nước dòng sông, nên đâu thể trách được khi tâm thức cư dân
luôn trĩu nặng tâm tình khắc khoải cùng bến nước hồn sông. Có lẽ sẽ bất ngờ với
người xứ khác khi bất chợt về với miệt đồng Đồng Tháp, tự dưng ngỡ ngàng với
dìu dặt âm điệu mượt mà ở câu hò tiếng hát dân gian. Xin đừng lạ, vì đó là góc
tình dân gian, là góc tâm tư tình cảm của người miệt đồng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TẢN MẠN VỀ HÒ ĐỒNG THÁP |
|
|
21/05/2015 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Thử nghe, nghe đi để rồi hờ hững, có được không,
hay để rồi mãi day dứt với ý tình đằm thắm đến lạ. Hò Đồng Tháp, vốn dĩ là một
trong những làn điệu dân ca đặc sắc của vùng sông nước Nam bộ.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CÓ MỘT BẠCH PHẦN TẢN VĂN |
|
|
07/05/2015 | Tác giả: Thai Sắc |
|
|
|
Bạch Phần đến với văn học - nghệ thuật từ
một vùng quê đẹp còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống lung linh. Bóng
dáng miền quê ấy đã in đậm vào ca cổ, thơ, truyện… của chị từ lâu và nay lại có
dịp hiển hiện trên những trang tản văn đa dạng về phong cách và giàu tính chiến
đấu. Nhân ái nhưng trực diện và riết róng trước cuộc
đời, đó chính là Bạch Phần trong tản văn… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHÌN LẠI CHUYÊN MỤC LÍ LUẬN PHÊ BÌNH NĂM 2014 |
|
|
20/03/2015 | Tác giả: Tao Đàn |
|
|
|
Tác giả: TAO ĐÀN Có thể nói, hầu hết các tác giả tham gia trên chuyên mục
này chưa được đào tạo một cách bài bản về kĩ năng viết lí luận - phê bình, dù
chỉ là những lớp tập huấn ngắn ngày. Vì vậy, để có được một năm chuyên mục Lí luận Phê bình như trên, quả là đã có
một sự bứt phá lớn của Ban Biên tập và các tác giả. Phẩm chất tự thân vận động
và nỗ lực nâng cao năng lực sáng tạo là điều đáng ghi nhận từ chuyên mục này. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐỀ TÀI THIÊN NHIÊN TRONG THƠ ĐỒNG THÁP SAU 1975 |
|
|
14/01/2015 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Thiên nhiên trong thơ Đồng Tháp luôn mang nét
đẹp đặc trưng của quê hương. Những hình ảnh cánh đồng, con cò, đàn sếu, bông
lúa... trở thành hình ảnh quen thuộc có ý nghĩa to lớn ở phát hiện sáng tạo, ở
cách cảm, cách nghĩ mỗi thi sĩ trong quá trình sáng tác. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TẦM CAO TRIẾT LÝ CỦA MỘT BÀI CA DAO |
|
|
05/12/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: LÊ NGỌC THẠC Bài ca dao là sự kết
hợp tuyệt vời giữa hình thức nghệ thuật với tình cảm, ý tưởng của tác giả dân
gian. Bốn câu thơ ngắn gọn nhưng được sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như: câu
hỏi tu từ, phép ẩn dụ, tương phản… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CẦN ĐỔI MỚI QUI TRÌNH TUYỂN SINH KHOA VĂN SƯ PHẠM |
|
|
24/11/2014 | Tác giả: Thai Sắc |
|
|
|
Đặc trưng thiên bẩm đầu tiên, vô cùng cần thiết để
có thể hành nghề một cách đích thực,
đàng hoàng của một giáo viên Văn là phải nói
hay, kế đến mới là các điều kiện khác như: phải viết được, phải ứng xử hài
hòa, phải hoạt động xã hội giỏi…
Một giáo viên Văn mà không nói hay
thì không thể dạy Văn được, chưa nói
dạy Văn hay. Đó là một chân lí. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CÓ NỖI NHỚ THOÁT THAI TỪ THẾ GIỚI SIÊU THỰC TRONG TẬP THƠ PHIÊN BẢN |
|
|
27/10/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: HỒ VĂN Thơ Thai Sắc táo bạo trong việc sử dụng hình
ảnh, đường nét, nhạc điệu, nhằm thể hiện đa chiều kích những cung bậc sắc thái tình
cảm của nhân vật trữ tình. Điều đó càng được khẳng định khi người đọc có dịp
thâm nhập vào thế giới siêu thực trong tập thơ Phiên bản của ông. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khắc khoải trong Nỗi nhớ thời gian |
|
|
20/10/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: PHAN NGỌC QUANG Nỗi nhớ thời gian là đứa
con tinh thần thứ ba của nhà thơ nữ
Hữu Phước. Thời gian trong tập thơ có khi được đong đếm bằng ngày tháng những lại
có khi được đo bằng tình người. Nhiều bài thơ trong tập thơ nghiêng về cảm xúc
hoài niệm để qua đó hiện lên chiếc đồng hồ ký ức của cuộc đời. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHÀ THƠ THỤY LINH PHƯƠNG ĐANG HOÁ THÀNH MỘT VẠT KHÓI CHIỀU BAY(*) |
|
|
08/10/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Đối với một nhà thơ, cái chết sinh học không có
gì đáng sợ, mà đáng sợ nhất là cái chết trong tâm hồn, sự mất lửa, vô cảm với cuộc đời và đứa con tinh thần chết lưu trên
những kí tự của trang giấy viết, bị lãng quên trong dòng chảy của đời sống nghệ
thuật. Tên Thuỵ Linh Phương được đóng khung trên mặt báo, nhưng thơ của anh vẫn
hiển hiện mỗi ngày như một vạt khói chiều
bay… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LẶNG MỞ TỪNG TRANG THƯƠNG NHỚ TINH KHÔI(*) |
|
|
17/09/2014 | Tác giả: Nguyễn Giang San |
|
|
|
Có thể nói khi bạn đang cầm trên tay quyển sách Mười năm vẫn mới màu hoa cũ nghĩa là bạn
đang cùng Chánh lặng mở từng trang thương nhớ tinh khôi. Ở đấy có những nỗi
hoài vọng về những tháng ngày đã qua, nhiều khi nhẹ nhàng mà đọc lên cũng thiệt
đủ buồn tao tác. Nó cơ hồ tựa như một cuộc hành trình cho ta tìm gặp lại chính
mình trong bản ngã yêu thương. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐỪNG QUÁ LỆ THUỘC KHUÔN MẪU THIẾT KẾ DẠY VĂN |
|
|
28/08/2014 | Tác giả: Thai Sắc |
|
|
|
Với đặc trưng môn học gắn chặt với lĩnh
vực nghệ thuật nên thiết kế bài dạy
Văn không nên gò theo một khuôn mẫu nhất thành bất biến nào. Phải có thiết kế (giáo án, kịch bản…) bài dạy
nhưng luôn đổi mới, sáng tạo, độc đáo, tiếp cận từ nhiều hướng, nhiều phương
diện khác nhau. Cái chính là nó có góp phần tối đa giúp người học tự mình tiếp
nhận bài văn một cách tự nguyện và thành công hay không. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LẶNG MỞ TỪNG TRANG THƯƠNG NHỚ TINH KHÔI(*) |
|
|
25/08/2014 | Tác giả: Nguyễn Giang San |
|
|
|
Ý niệm về cách tân thi pháp cũng đã được Chánh
thể hiện khá rõ trong Mười năm vẫn mới
màu hoa cũ, ấy là hình thức không viết hoa đầu dòng trong tất cả các bài
thơ, nhiều bài cũng không có dấu hiệu mở đầu và kết thúc, nó như một lát cắt
tâm trạng trong chuỗi dài những trăn trở suy tư. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN HOA ĐỒNG QUA GÓC NHÌN THẾ SỰ - ĐỜI TƯ |
|
|
08/08/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: HỒ VĂN Cái nhìn nghệ thuật của các nhà văn, đặt biệt là
nhà văn nữ qua góc nhìn thế sự - đời tư không đồng nghĩa với những cái nhỏ
nhen, hẹp hòi, cục bộ. Ngược lại, sau khi xé
toạc được lớp vỏ riêng tư, cá nhân, đời thường ấy, người đọc sẽ ngỡ ngàng
với bao điều thú vị về những thông điệp mà họ gửi gắm vào trong đó. Hơn thế
nữa, tác phẩm còn giúp ta thấy được dấu ấn của thời đại - lịch sử, một xã hội thu nhỏ, những nét riêng
về văn hóa, chính trị, đạo đức... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐÔI ĐIỀU VỀ DẠY VĂN, HỌC VĂN |
|
|
08/08/2014 | Tác giả: Thai Sắc |
|
|
|
Cái thiếu căn bản nhất là chúng ta vô tình khước từ và làm rơi rớt một triết lí dạy Văn như
nó vốn có mà trước đây nhà trường (kể cả hai miền Nam Bắc) từng tồn tại, tỏa
sáng: dạy Văn - dạy người (dù mệnh đề
này đâu đâu cũng vang lên, lúc nào cũng nghe nhắc tới)! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÚT PHÁP HIỆN THỰC GIÀU CHẤT TRỮ TÌNH TRONG TÁC PHẨM KÝ CỦA PHẠM THỊ TOÁN |
|
|
12/06/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tập truyện & ký Sơn Tinh thời nay của Phạm Thị Toán đã để lại dấu ấn trong lòng độc
giả bằng nhiều phương diện. Với tôi, nó độc đáo bởi bút pháp hiện thực giàu chất trữ tình. Với bút pháp này, tác phẩm
ký của chị đã bộc lộ được vẻ đẹp cuộc sống, con người Nam bộ nói chung và vẻ đẹp
toả sáng từ chính tâm hồn người viết. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VỌNG CỔ - BÀI CA VUA TRONG CÁC BÀI BẢN CẢI LƯƠNG, ĐỜN CA TÀI TỬ |
|
|
21/05/2014 | Tác giả: Bạch Phần |
|
|
|
Vọng cổ là một bài ca rất độc đáo, là một bài
bản vua trong các bài bản cải lương
Nam bộ. Nó vua vì vừa có tính bác
học, vừa mang tính bình dân (bi, hùng, hỉ, nộ) dùng ở hoàn cảnh nào cũng được,
nên cũng vừa cổ điển vừa hiện đại. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TỰ VẤN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRỌNG QUÝ |
|
|
26/04/2014 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Đọc sáu truyện ngắn của
Trọng Quý in trong tập truyện và ký Kẻ tử
thù của tôi, các nhân vật chính bộc lộ nội tâm qua những lời đối thoại và
độc thoại, thể hiện đầy đủ những cung bậc, sắc thái của một con người có lương
tâm, nhân tính. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|