|
Một tấm lòng thiện nguyện Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
29/07/2016 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Trong cuộc sống, có những con người tâm hồn họ thật cao quí, đáng trân trọng bởi họ luôn nghĩ tới những mảnh đời khốn khó và việc đi làm từ thiện như là một thói quen, một niềm vui có ý nghĩa: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui…..”. Đó là suy nghĩ và việc làm trong nhiều năm nay của chị Trần Thị Mười, cô gái Nha Mân, Châu Thành, Đồng Tháp theo chồng về Cao Lãnh sinh sống. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHỮNG NGHĨA CỬ CỦA NGƯỜI LÍNH BIÊN PHÒNG Tác giả: HỮU NHÂN |
|
|
23/06/2016 | Tác giả: Hữu Nhân |
|
|
|
Trong lúc trà dư tửu hậu sau một lần “làm khách” nhà người bạn thân ở Dinh Bà, tình cờ tôi được nghe câu chuyện của bà con ở đây khi nói về trường hợp đầy thương tâm của bé Trần Trung Minh Kiên đang ở tuyến dân cư Búng Nước Lộn. Kiên hiện được 8 tuổi, học sinh lớp 2A trường Tiểu học Dinh Bà. Cha mẹ em ly dị, bỏ lại em và người chị 10 tuổi sống với ngoại và một người em của bà ngoại bị nhiễm chất độc màu da cam không có khả năng lao động. Hai người già với hai đứa trẻ sống bằng nguồn thu nhập duy nhất của người đàn bà còn sức lao động với công việc quét dọn trường học thu nhập khoảng triệu đồng một tháng. Nhìn cậu bé tám tuổi đen đũi, gầy gò và có phần hơi nhếch nhác trong căn nhà cũng không có gì đáng giá, tôi cảm thấy lòng mình chạnh lại trước một tuổi thơ chừng như đang mất đi giữa vùng biên giới đang dần thay da đổi thịt này. Ấy vậy mà, ánh mắt hồn nhiên và sáng trong của cậu bé như một chiếc phao níu tôi lại với một cảm giác không sao nói được khi trò chuyện cùng Trần Trung Minh Kiên. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tinh thần vượt khó của người cựu chiến binh TÁC GIẢ: CẨM TÚ |
|
|
14/06/2016 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Xuất ngũ trở về vào năm 1985, với ý chí và nghị lực của người lính Cụ Hồ, cựu chiến binh Phạm Đức Tấn ở Tân Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp đã vượt qua những khó khăn, thử thách để tạo dựng cho mình một mô hình phát triển kinh tế bền vững, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MƯU SINH… TÁC GIẢ: THU TRUYỀN |
|
|
14/06/2016 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
 |
Mỗi sáng trước giờ làm việc, ngồi uống cà phê cùng mấy anh chị đồng nghiệp, tôi hay bắt gặp hình ảnh những đứa em nhỏ độ khoảng 10 đến 14 tuổi, tay cầm vé số mời khách mua ở các bàn nước. “Mua giùm con tờ vé số đi chú? Chị mua giúp em tờ vé số đi anh, sáng giờ em không bán được tờ nào? Tiếp con vài tờ vé số nhe cô, trời mưa con bán ế quá?”. Và còn rất nhiều lời mời mọc khác mà tôi nghe được…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐƯỜNG ĐẾN DANH HIỆU “VIÊN PHẤN VÀNG” CỦA CÔ GIÁO DẠY SỬ |
|
|
26/05/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Nam Ngân Trong bối cảnh chung của nền giáo dục nước nhà, không chỉ có giáo viên
trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử mà ngay cả các nhà khoa học và cán bộ quản
lý đều rất lo lắng trước thực tế về kết quả học tập bộ môn lịch sử ở các trường
học thì vẫn có những thầy, cô giáo đã và đang âm thầm tìm tòi, sáng tạo để cho
bài giảng của mình vừa đảm bảo chuẩn kiến thức theo quy định vừa thu hút học
sinh trong việc lĩnh hội kiến thức, truyền đam mê việc học bộ môn lịch sử cho
học sinh. Một trong những điển hình như thế là cô giáo Trần Thị Thanh Truyền,
giáo viên trường THCS Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG NGUYỄN THỊ BẢY 40 NĂM - NỖI ĐAU CHƯA CẠN |
|
|
26/05/2016 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
 |
Chiến tranh đã trôi qua nhiều năm, thế nhưng trong
tim nhiều người vợ, người mẹ trên khắp các nẻo đường đất Việt vẫn đau đáu một
nỗi đau mất mát người thân. Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Bảy (1930) - Xã An
Khánh - Châu Thành, hơn 40 năm, nỗi đau chưa cạn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cựu chiến binh làm giàu từ trái cam mật |
|
|
26/05/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
Tác giả: Nhã Phương Một chuyến tháp tùng cùng các chị em trong Câu lạc bộ nhiếp ảnh
nữ vô một vài xã vùng sâu của huyện Lai Vung, để tìm chụp ảnh về những mô hình
vườn cây ăn trái của các nhà vườn, chúng tôi may mắn được những cán bộ xã Tân
Hòa giới thiệu về mô hình trồng cam mật có hiệu quả của một cựu chiến binh ở ấp
Hòa Bình.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ÔNG TRẦN HỒNG LẠC- TUỔI CAO GƯƠNG SÁNG Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
16/05/2016 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Với tinh thần xung kích, sáng tạo, không ngại khó ông Trần Hồng Lạc ở ấp Tân Lợi, tuy đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng quê hương bằng nhiều cách làm hay thiết thực, góp phần phát huy cao vai trò của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng xã nông thôn mới Tân Quy Tây, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày càng phát triển, văn minh và hiện đại. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DÌ NĂM VẠN – MỘT NHÂN CÁCH TUYỆT VỜI Tác giả: Huỳnh Minh Đoàn Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp |
|
|
16/05/2016 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Lãnh đạo là phụ nữ tỉnh Đồng Tháp trong thế kỷ XX đều có những trang sử đời đặc sắc, điển hình để hậu thế noi gương. Bà Nguyễn Thị Lựu dấn thân vào đường “Kách mệnh”, tham gia tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và trở thành Đảng viên An Nam Cộng sản đảng - một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam khi tuổi đời còn trong độ “mười chín, đôi mươi”. Trải qua hành trình cách mạng, Người được ghi vào lịch sử tỉnh nhà “Cuộc đời và sự nghiệp của bà rạng rỡ đôi đàng về cách mạng, tình yêu chung thủy, kiên cường bất khuất”; Cô giáo Ngài - Trần Thị Nhượng là nhà cách mạng tiền bối, người chủ trì thành lập tỉnh ủy lâm thời tỉnh Sa Đéc. Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, bà lãnh đạo nhân dân Tỉnh nhà quật khởi vùng lên lật đổ chính quyền tay sai thực dân, lập nên chính quyền cách mạng tỉnh Sa Đéc vào mùa Thu tháng 8 năm 1945; Bà Võ Thị Việt, nguyên Ủy viên Thường vụ, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc… là nhân sự điển hình về lòng trung dũng, kiên cường bám trụ địa bàn trọng điểm, lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng địa phương giữ vững thế trận cách mạng tỉnh nhà. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐÁNH THỨC NHỮNG CỌNG RƠM VÀNG Tác giả: Hồ Văn |
|
|
16/05/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Mấy năm gần đây, sau mỗi mùa cắt lúa, tôi thường bắt gặp những cuộn rơm vàng tươi còn thơm mùi đất, mùi đồng quê chất thành “ngố” dọc hai bên đường. Bây giờ, ở xứ Tháp Mười nầy, người nông dân thu hoạch rơm cũng giống như thu hoạch nhiều loại cây trồng khác. Chiếc máy cuộn rơm nhìn xa xa rất giống máy gặt đập liên hợp, chỉ khác là nó có thùng chứa rơm, thay vì chứa bao lúa. Sau khi đầy, người lái điều khiển cho máy chở đến nơi tập kết, rồi nâng niu ôm từng cuộn rơm tròn trịa, khéo léo chất thành hàng cao vút, trông thật đẹp mắt. Rơm đang chờ những chuyến xe đến tải. Chúng sẽ được chở đến mọi miền đất nước, và còn được xuất khẩu ra nước ngoài nữa. Riêng những gốc rạ già ở lại quạnh hiu, trơ tàn, mau héo úa bởi cái nắng như thiêu đốt tâm can. Hình như nó đang buồn vì quy luật cuộc sống, mà một phần ruột thịt của mình phải rời bỏ quê hương ra đi không hẹn ngày về. Cũng có khi, nó thèm mùi khói đốt đồng trong chiều mây lãng đãng, giờ chỉ còn ẩn hiện trong giấc chiêm bao. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHỮ TÌNH TRÊN ĐẤT LONG AN |
|
|
04/05/2016 | Tác giả: Minh Hoàng |
|
|
 |
1. Xếp lại những công việc thường nhật của cuộc sống, tôi
cùng các văn nghệ sĩ của đất Sen Hồng tham gia cuộc hành trình chạm vào những
cảm xúc mới hơn khi những gì đã thuộc về phía quen có phần làm chai mòn cảm
tác. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ký ức không quên |
|
|
04/05/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Hồng Khen Ông Hai hàng xóm hừng đông đã đến
nhà kiếm ngoại. Ông ngoại cũng vừa mới pha ấm trà. Trà còn nóng, ngoại lấy một
ít nước sôi tráng qua những chiếc ly. Ngoại thường nói làm như vậy mới tăng
được hương vị của trà. Ông Hai bước lên thềm nhà. Ngoại rót mời ông Hai ly trà.
Ngồi uống trà anh Hai! Tui tính bước qua mời anh qua uống trà đây, sáng nào
không uống thấy thiếu thiếu gì đó anh à. Bây giờ sướng hơn hồi đó he anh Năm, hồi
đó mình làm gì được ngồi thảnh thơi mà uống trà đàm đạo như thế này. Anh nói đúng,
nhớ hồi xưa gian nan quá! Tôi với anh cũng không có dịp để gặp nhau huống hồ gì
được ngồi chung như bây giờ. Tôi còn nhớ, anh và tôi khác đơn vị nhau. Cả đôi
ba tháng hay một năm mới có dịp gặp, mà gặp chưa nói được câu nào thì lại phải
lên đường. Bây giờ hòa bình rồi. Sung sướng, hạnh phúc quá rồi anh Năm he!
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Ba - Một thời gồng gánh |
|
|
04/05/2016 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
 |
Mẹ kể tôi nghe về cuộc đời của mẹ.
Có lúc mẹ cười, nhưng cũng có khi câu chuyện làm mẹ rơi nước mắt. Sinh ra trong
một vùng quê nghèo khó và chiến tranh, mười mấy tuổi đời mẹ đã tham gia vào
việc đưa tin và tiếp tế lương thực cho bộ đội. Rồi đến khi mẹ gặp một phần còn
lại của cuộc đời mình, ông Nguyễn Văn Thường, lòng yêu nước cũng sục sôi cháy
trong lòng người thanh niên ấy. Mẹ để ông lên đường vào căn cứ. Ở lại quê với 5
đứa con nhỏ. Mẹ phải vừa nuôi con, vừa tiếp tế cán bộ và giữ liên lạc với
chồng. Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Ba - một thời gồng gánh gian nan nuôi chồng
con, hy sinh vì đất nước.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Một thoáng Nam Phương Linh từ |
|
|
04/05/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Phạm Minh Nhật Qua phà Bắc Cao Lãnh lộng gió, dưới con sông
mênh mông, từng lớp, từng lớp những hàng cột đã nhô lên cao. Quá đỗi vui mừng,
chỉ cuối năm sau thôi chúng ta sẽ đón cây cầu Cao Lãnh, Vàm Cống mơ ước. Chắc
chắn sẽ rất đặc biệt của vùng đất Sen Hồng, An Giang nói riêng và miền Tây Nam bộ nói
chung, có lẽ chỉ sau sự kiện khánh thành cây cầu Mỹ Thuận mà thôi! Theo tỉnh lộ
849 chạy qua cái cống có tên là lạ - Hùng Cường, chỉ cách vài kilomet, xe đưa chúng tôi
đến Nam Phương Linh từ nằm ở ấp Hưng Quới II, xã Long Hưng A,
huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Những cây bạch đàn cao đung đưa che rợp con đườngthật sảng khoái. Càng gần tới Khu Du lịch chúng tôi nhìn thấy rất nhiều cây cờ
đuôi nheo xanh đỏ vàng bay phất phới trong gió khiến mọi người chưa từng tới
đây ai nấy hồi hộp, nôn nao. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Cánh |
|
|
07/04/2016 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
 |
Mới đây mà đã hơn 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn
giải phóng thống nhất đất nước. Có lẽ trong chúng ta, những người đã từng sống
và chứng kiến ngày vinh quang này thì chắc rằng đến tận hôm nay, trong cuộc
sống hòa bình độc lập, hình ảnh cười ra nước mắt của biết bao đồng bào vẫn còn
hiện rõ mồn một trong tâm trí. Vui vì Bắc - Nam thống nhất, người Việt Nam
chúng ta sẽ không còn sống trong cảnh đất nước bị xâm lăng, nhưng bên cạnh niềm
vui lớn lao đó thì vẫn còn những hình ảnh người mẹ, người vợ vẫn giữ riêng cho
mình một sự nhớ thương, luyến tiếc một người ra đi và “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Cánh - xã
Bình Thành huyện Thanh Bình, là một trong những người phụ nữ anh hùng đã
“nhường” chồng và con mình cho đất nước. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHUYỆN MỘT NGHỆ NHÂN CỦA LÀNG HOA SA ĐÉC Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
10/03/2016 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
“Người của hoa của đam mê khát vọng,
Đất người tình thêm nữa một bài ca…”
Đó là hai câu thơ
trong bức tranh “Người tình của hoa” mà Bí thư Tỉnh ủy – Lê Minh Hoan dành tặng
cho nghệ nhân, nghệ sĩ Trần Văn Tiếp, thường
gọi là ông Giáo Tiếp ở xã Tân Quy Đông,
thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Là một nghệ nhân có tiếng ở Làng hoa
Sa Đéc, thành công của ông hôm nay luôn gắn liền với những lần sóng gió, thăng
trầm trong nghề trồng hoa, từ sự mày mò, quyết tâm cùng niềm đam mê của chính
mình. Và đến nay, ông đã khẳng định được tên tuổi của mình trong việc chinh phục
thị trường bằng cách lai tạo, ươm trồng nhiều giống hoa ngoại nhập, mang lại
nguồn thu nhập kinh tế cao cho gia đình, góp phần làm cho Làng hoa Sa Đéc thêm
phong phú, đa dạng và rực rỡ sắc màu. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TIẾNG RAO QUÊ Tác giả: Thu Truyền |
|
|
01/02/2016 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
.jpg) |
Chổi lông gà, chiếu, thớt đây bà con
cô bác ơi! Ghé mua chổi, chiếu, thớt của tôi đảm bảo xài khỏi phải chê, xài mê
xài mệt…. Mèn ơi! Chưa biết chổi, thớt, chiếu anh bán tốt cỡ nào mà nghe anh
rao ngọt ơi là ngọt. Mà anh Hai ơi, mua hàng anh bán về xài mệt thì ai mà xài
chi anh Hai? Dạ, cô khéo nói quá, cô mua chổi, chiếu, thớt xài đi cô, hàng tôi
bán cô khỏi chê, tôi buôn bán nói thật lòng đó. Vậy chứ chiếu, chổi, thớt của
anh xuất xứ từ đâu mà anh quảng cáo nghe tốt quá vậy? Vậy tôi hỏi cô Ba, trước
giờ cô có nghe nói đến vùng đất có sáu làng nghề truyền thống của tỉnh Đồng
Tháp không? Ủa, nói vậy anh Hai là người Đồng Tháp? Mèn ơi, tôi cũng dân Đồng
Tháp đây, mà nói này anh Hai nghe giật mình chứ tôi ở chỗ vùng đất anh Hai mới
nói có những làng nghề truyền thống bao đời đó. Tôi ở Lấp Vò đây anh Hai. Ui
cha ơi, gặp đồng hương mà không biết. Cô Ba nói cô ở Lấp Vò vậy chứ cô Ba biết
gì về những làng nghề của quê hương mình không? Anh Hai khéo hỏi, sao mà tôi
quên nơi chôn nhau cắt rốn của mình được anh Hai… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Dinh Bà với phong trào thi đua quyết thắng Tác giả: Nguyễn Quế |
|
|
29/12/2015 | Tác giả: Nguyễn Trọng Quế |
|
|
 |
Thực hiện lời dạy của
Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua tập thể
cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh Đồng Tháp đã ra sức thi đua, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua
quyết thắng của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương…” Tác giả: Thu Truyền |
|
|
29/12/2015 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
 |
Sống trong cái nghèo người ta sẽ
thấu hiểu và thương yêu, chia sẻ cho nhau. Đó là điều mà tôi nhận được từ tấm
lòng của một người lính chiến trường Prey Veng (Campuchia) năm xưa. Chú Huỳnh
Thoàng (Tám Thoàng) - Tổ trưởng tổ từ thiện Thanh Tiến xã Nhị Mỹ huyện Cao Lãnh
là một trong những người có tấm lòng “lá rách đùm lá nát”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lan… Tác giả: Thu Truyền |
|
|
29/12/2015 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
 |
Tôi muốn tìm một nơi có trồng hoa
lan, cô có thể giúp tôi? Dạ! Anh cần giống hoa gì? Tôi biết có một nơi có rất
nhiều hoa lan, có lẽ sẽ giúp được anh! Tôi đưa người khách đó đến gặp chú, một
người có kinh nghiệm về hoa kiểng hơn hai mươi năm và quan trọng chú là chủ của
một vườn hoa lan. Người mà tôi vừa nhắc là chú Lê Phước Thanh - Chủ tịch Hội
Nông dân phường Hòa Thuận, thành phố Cao Lãnh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người anh hùng lớn lên trong lửa đạn! (Viết về chị Nguyễn Thị Ngọc Điệp, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp) Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
29/12/2015 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Gặp chị, tôi cứ suy nghĩ hoài: Đứa
trẻ 10 tuổi bây giờ làm được gì nhỉ?!. Chưa chắc đã tự lo được cho bản thân nếu
không có bàn tay cha mẹ. Vậy mà 10 tuổi, năm 1960 chị đã đi làm giao liên, đem
thơ, công văn, giấy tờ cho ba, cho các chú. Chặng đường chị thường đi từ kênh
Cao Đài tới Rạch Sâu, hay tới đình Thủ Củ ở Mương Điều phải đến 3, 4 cây số,
“nhắm mắt” chị cũng nhớ từng gốc cây, đám cỏ. Ba chị là Nguyễn Văn Sâm, ở Quân
báo Huyện đội Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (lúc ấy các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Sa
Đéc và Châu Thành còn thuộc tỉnh Vĩnh Long). Ba cho các con đi cách mạng hết,
không kể trai hay gái. Ngẫm nghĩ lại, dù nhỏ nhưng chị luôn cảnh giác rất cao
và cái linh cảm “bất bình thường” dường như đã “ăn” vào máu, vào thịt nên nhiều
phen chị đã cứu được rất nhiều cô chú cán bộ, du kích và bộ đội trong tình cảnh
“ngàn cân treo sợi tóc”. Chú bác hồi ấy luôn nhắc đến chị với sự nể phục, tin
tưởng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HẾT LÒNG VÌ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
14/12/2015 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Những năm qua, các phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa ở các huyện
thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, luôn được người dân hưởng ứng và không ngừng
nâng cao. Trong đó có gia đình bác Phạm Văn Đừng ở khóm Thuận Nghĩa, phường Hòa
Thuận, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là một điển hình trong nhiều năm liền
đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, phong trào “Gia
đình ông bà cha mẹ mẫu mực con cháu hiếu thảo”, phong trào “Tuổi cao gương
sáng”… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
LÁ CỜ ĐẦU CỦA NGÀNH GIÁO DỤC ĐỒNG THÁP Tác giả: Nguyễn Quế |
|
|
14/12/2015 | Tác giả: Nguyễn Trọng Quế |
|
|
 |
Liên tục bốn năm liền được nhận Cờ
thi đua của UBND Tỉnh, trong đó có 02 năm được Chính phủ tặng Cờ thi đua, đó là
điều chưa có trường học nào làm được. Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2015
vừa qua, trường THPT Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ đón nhận
Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước nhưng mấy ai hiểu hết phía sau
ánh hào quang đó là cả một chặng đường dài phấn đấu không mệt mỏi của bao thế
hệ thầy – trò của một ngôi trường ở vùng quê đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh
Đồng Tháp từ năm chuyển giao thế kỉ trở về trước. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHÀ GIÁO ƯU TÚ TRẦN VĂN HOÀNG |
|
|
23/11/2015 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
Tác giả: Nguyễn Quế
Quê ở Tiền Giang nhưng nhà giáo Trần Văn Hoàng lại nặng
nợ và có duyên với quê hương Đồng Tháp ở xứ Cù lao Tây của huyện Thanh Bình.
Chính vùng đất “Mưa bùn, nắng bụi” này đã níu chân và tôi luyện để thầy trở
thành một điển hình của ngành giáo dục Đồng Tháp và cả nước.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tình người |
|
|
23/11/2015 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
.JPG) |
Tác giả: Thu Truyền Con phà Cao Lãnh đưa tôi về với một thành phố thứ hai của tỉnh Đồng Tháp - thành phố Sa Đéc. Chiếc phà từ từ lướt sóng trên con sông Tiền về bên kia bờ. Con sông chứa phù sa, mang nguồn lợi thủy sản quanh năm cho người dân quê tôi. Gió se se thổi vào mặt, mang đến một cảm giác mát mẻ, tôi cảm thấy trong lòng thư thái. Nghĩ tới nơi tôi sắp đến công tác, một vùng đất bốn mùa hoa nở, người dân hiền hòa, lòng tôi lại hân hoan. Bất chợt, xa xa bên kia bờ, tôi gặp một người đàn ông ngồi trên chiếc xe lăn, được một người con gái đi đằng sau xe đẩy. Tôi sực nhớ đến chú Chín, một mạnh thường quân ở thành phố Sa Đéc, nghe đâu sức khỏe của chú cũng đang yếu. Chuyến công tác này, nhất định tôi sẽ ghé hỏi thăm chú! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi nhận qua các gian hàng Triển lãm tại Quảng trường Công viên Văn Miếu Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
12/11/2015 | Tác giả: Hồ Văn |
|
|
 |
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 -
2020), trong thời gian 4 ngày diễn ra Đại hội từ ngày 21 đến hết ngày 24/10/2015,
bên cạnh triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, ảnh thời sự về các thành tựu kinh tế,
văn hóa, xã hội của tỉnh, tại Quảng
trường Công viên Văn Miếu thành phố Cao Lãnh đã diễn ra một cuộc
Triển lãm mà bất kể ngày hay đêm luôn thu hút một lượng lớn người tới xem, mua
sắm và chụp ảnh lưu niệm. Đó là triển lãm các gian hàng giới thiệu các hình
ảnh, sản phẩm đặc trưng trong tỉnh; hình ảnh thu nhỏ các khu, điểm du lịch,
làng nghề, các sản phẩm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Các mô hình về trồng trọt và
thủy sản hay, đặc trưng cũng được giới thiệu để các địa phương cùng chia sẻ và
học tập kinh nghiệm trong dịp này.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MỘT TẤM LÒNG VÀNG Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
23/10/2015 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có cuộc sống riêng, ai cũng có một công việc để mưu sinh... nhưng cũng có nhiều người ngoài những suy nghĩ trên họ còn muốn “xây đức” để lại cho con cháu, họ xem làm việc thiện như một niềm vui, là ý nghĩa của cuộc sống. Và cựu chiến binh Nguyễn Văn Phước ở khóm An Thạnh A, phường An Lộc, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là một người có “tấm lòng vàng” như thế! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
“Mình ăn thì hết, mình cho thì còn….” Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
13/10/2015 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Trong cuộc sống, dù gia đình chưa thật giàu sang nhưng có những con người tâm hồn họ thật cao quí, đáng trân trọng bởi họ luôn nghĩ tới những mảnh đời khốn khó và việc đi làm từ thiện như là một thói quen, một niềm vui có ý nghĩa: “Mình ăn thì hết, mình cho thì còn…..”. Đó là suy nghĩ và việc làm trong nhiều năm nay của chị Lê Thị Mỹ Phượng, sanh năm 1967, ngụ tại khóm Mỹ Phú, phường Mỹ Phú, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|