|
VỀ BIÊN GIỚI TÂN HỒNG …. |
|
|
04/03/2019 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tôi có thằng bạn nối khố, nó được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, học hành và trưởng thành từ đây nhưng do thời cuộc và sự mưu sinh, nó rời quê hồi nào không biết. Nói thì rời quê, lúc đầu nó đi đi, về về, nhưng dần dà nó đóng đô trên thành phố Hồ Chí Minh luôn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TRANG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG BỞI NIỀM ĐAM MÊ |
|
|
04/03/2019 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
Bất cứ ai trong chúng ta khi lớn lên đều có những ước mơ và hoài bão. Tôi cũng không ngoại lệ! Có điều tôi ham thích những cây hoa lan từ rất sớm, mới năm lớp 6 phổ thông. Tới tận bây giờ tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao mình lại mê mẩn nó đến như vậy. Tôi nhớ lúc ấy đi học, mẹ thường cho tiền ăn sáng chỉ mươi ngàn đồng thôi. Thế nhưng tôi giấu ba mẹ thường nhịn đói hay ăn chút đỉnh, vài ngày lại để dành dụm được hơn chục ngàn rồi đi tìm mua những cây lan nhỏ xíu về dâm ngay trong mảnh vườn nho nhỏ quanh nhà. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐỒNG THÁP NHỚ CHÚ SÁU KHẢI |
|
|
28/12/2018 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Từ những năm sau 1990, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã có ý tưởng tôn tạo và xây dựng khu di tích Gò Tháp trở thành khu “Di tích - Lịch sử - Văn hóa và Du lịch” trọng điểm của tỉnh. Ý tưởng đó thể hiện bằng công việc cụ thể như: phối hợp với Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học để xác định ý nghĩa, tầm vóc của Gò Tháp; mời các nhà chuyên môn, các học giả, các nhà nguyên là lãnh đạo mang tầm chiến lược đến Đồng Tháp cho ý kiến về định hướng phát triển Khu Di tích Gò Tháp; thuê một số đơn vị tư vấn lập quy hoạch tổng thể toàn Khu và phác họa một số công trình mang tính đặc trưng của di tích này. Đến năm 2005, để việc trùng tu, tôn tạo và xây dựng Khu Gò Tháp được nhanh chóng và tập trung hơn, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương thành lập “Ban quản lý khu di tích - lịch sử - văn hóa và Du lịch Gò Tháp” trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời với việc thành lập đơn vị quản lý, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp còn đề nghị Chính phủ và sau này được Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp Khu Di tích lịch sử Gò Tháp thành “Di tích Quốc gia đặc biệt”. Khi Ban Quản lý Di tích Gò tháp được thành lập (trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh) đơn vị đã đề nghị thường trực Tỉnh ủy trân trọng mời nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đang là Chủ tịch Hội đồng cố vấn trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng miền Nam về Đồng Tháp, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng cố vấn xây dựng Khu Di tích Gò Tháp. Từ khi nhận lời giúp Đồng Tháp, chú Sáu cùng tập thể Hội đồng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp phác họa những ý tưởng lớn để Tỉnh ủy Đồng Tháp nghiên cứu chỉ đạo thực hiện. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi chung một chiến trường Nhà văn Trần Thị Thắng |
|
|
28/12/2018 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
.jpg) |
Chúng tôi đi qua Đồng Chó Ngáp vào chiều ngày 20-5-1975 thì đến Ba Thu khi mà chiến dịch Hồ Chí Minh đã mở ra từ ngày 14-4-1975. Người giao liên quê Đồng Tháp dẫn tôi đi khắp Ba Thu, anh bỗng quay lại tự hào khoe với tôi: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chuyện về một Cựu chiến binh |
|
|
17/12/2018 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Theo con đường Tràm Dơi, Cái Bèo về hướng đường Kinh 1 thuộc địa bàn huyện Cao Lãnh, chúng tôi về xã Tân Hội Trung - nơi có trường tiểu học Tân Hội Trung 2. Gặp thầy Hồ Chí Toàn, hiệu trưởng nhà trường đang tất bật ngược xuôi, hôm nay nhà trường tổ chức Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày “Tết” của các thầy, các cô và chúng tôi được mời tham dự. Trong khung cảnh trang nghiêm, nhìn gương mặt rạng rỡ của thầy cô và các em được dạy và học trong ngôi trường khang trang, rợp mát bóng cây, tôi nghe thầy và trò luôn nhắc đến một cựu chiến binh làm kinh tế giỏi ở địa phương, là người luôn song hành bên cạnh thầy, trò ngôi trường này, vừa đi dự Hội nghị Biểu dương Người cao tuổi làm kinh tế giỏi từ Hà Nội trở về. Cứ mỗi khi trường gặp khó khăn về cơ sở vật chất, dường như có mặt ông xắn tay cùng nhà trường, chính quyền tháo gỡ kịp thời, thầy Toàn tâm sự. Đó là ông Nguyễn Hồng Châu (mọi người hay gọi cái tên thân mật thời kháng chiến của ông là ông Sáu Châu). Với giọng hề hà, gần gũi, ông kể cho chúng tôi nghe cuộc đời mình khiến chúng tôi không khỏi khâm phục và ngưỡng mộ ông. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sữa hạt sen hòa tan thương hiệu Ba Tre |
|
|
17/12/2018 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Sinh ra và lớn lên từ một vùng quê nghèo trong vùng sâu - ấp A, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, chị Nguyễn Thúy Kiều, một cô gái mới ba mươi tuổi, hai bàn tay trắng, chồng bỏ vừa đúng 180 ngày, tức 6 tháng sau khi cưới và được “tặng kèm” cái bụng bầu 5 tháng… Trước khi hai người về chung một nhà, tôi 30, anh 36 tuổi. Qua mai mối, cứ nghĩ quá đơn giản: lớn tuổi lấy nhau rồi sẽ thương nhau vì đứa con, vì sinh linh nhỏ bé, “gia tài” chung của hai đứa. Nhưng cả tôi và anh đều lầm, nhìn cái mặt nhau đến mức “ngán tận cổ” và không chịu đựng nhau được thì “đường ai nấy đi” trong “hòa bình”. Có những lúc tôi hay nghĩ vẩn vơ: hay tại cha mẹ đặt cho mình cái tên Thúy Kiều, chuân chuyên, lận đận, nó “vận” vào cuộc đời như hai nàng Thúy Kiều, Thúy Vân, nhân vật trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đau cho con, thậm chí anh ấy cũng chả thèm dòm tới mặt mũi “tròn méo” đứa con của mình sau khi nó “lỡ” hiện diện trên cõi đời này, bởi anh không còn gì với mẹ nó, dù chỉ là chút tình nghĩa nhỏ nhoi. Ôm một bọc đồ đi sanh, không chồng, không tiền, tôi bậm môi đến rỉ máu mà không dám khóc nức nở, dù nước mắt cứ tuôn ròng bởi tôi nhớ lời má dặn đi, dặn lại không được khóc, khóc bị hậu sản, lỡ chết, con ở với ai?! Ứa nước mắt, giọng cô chùng xuống khi nhắc lại chuyện cũ mới xảy ra như vừa mới hôm qua. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TINH THẦN HIẾU HỌC CỦA MỘT HỌ TỘC |
|
|
16/11/2018 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Việt Nam với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống trong đó có nét đẹp của tinh thần hiếu học. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, nhiều năm qua, dòng họ Thái ở ấp Mỹ Điền, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm, động viên, khuyến khích con cháu trong dòng họ phấn đấu học tập. Nhờ vậy, con em trong dòng họ luôn nỗ lực học tập, nhiều người tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Dòng họ Thái vừa được tuyên dương “Dòng họ học tập tiêu biểu”, trở thành tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng dòng họ, gia đình hiếu học tại địa phương. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tam Đảo du kí |
|
|
25/09/2018 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Lần thứ hai theo chân các nhà nghiên cứu thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam chúng tôi được trở lại Nhà sáng tác Tam Đảo, của Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác Văn học nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cách Hà Nội chỉ khoảng hai giờ xe chạy. Không còn cái cảm giác tò mò, ngỡ ngàng như lúc ban đầu Hội LH VHNT Đồng Tháp mới bước chân đến một vùng đất lạ nhưng cũng không hề mất đi sự háo hức, thích thú trong tôi và tất cả anh em trong đoàn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HAI TRẬN ĐÁNH LỚN CỦA LỰC LƯỢNG HỌC SINH TX CAO LÃNH |
|
|
23/07/2018 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Suốt chiều dài lịch sử đấu tranh cách mạng của những người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng ở thị xã Cao Lãnh ngày xưa, thành phố Cao Lãnh ngày nay luôn gắn với tầng lớp học sinh phổ thông được học tập dưới mái trường thị xã. Thật đáng tự hào, phong trào đấu tranh của học sinh nhà trường với kẻ thù xâm lược hết Pháp rồi Mỹ và bè lũ tay sai hình thành từ rất sớm, được duy trì và không ngừng phát triển cả về lượng và chất qua các chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng. Phong trào này luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nhà và quan hệ mật thiết với phong trào đấu tranh cách mạng của tầng lớp sinh viên, học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bút ký Những câu chuyện về một Bí thư Tỉnh ủy Kỳ I: Những dấu ấn của riêng tôi |
|
|
10/07/2018 | Tác giả: Hữu Nhân |
|
|
|
Tôi biết anh trước tiên do mối thâm tình giữa hai gia đình. Hồi những năm 1960, ba anh là lãnh đạo trực tiếp ba tôi khi cùng công tác ở Tiểu ban Báo chí của Ban Tuyên huấn tỉnh Kiến Phong. Sau này, má anh là Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã, còn ba tôi là Phó chủ tịch Hội. Một chút vòng vo như vậy không phải tôi thấy “người sang bắt quàng làm họ” mà chỉ muốn khẳng định rằng, ít ra tôi cũng đã quen biết anh hơn hai mươi năm. Đó là một khoảng thời gian đủ dài và đủ độ lắng để hiểu thấu đáo về nhân cách một con người. Năm 1984, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, anh về công tác ở Phòng Xây dựng và Quản lý Đô thị thị xã Cao Lãnh. Cứ ngỡ được sinh ra trong gia đình truyền thống, có cha từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, con đường “quan lộ” của anh sẽ rất dễ thăng tiến. Vậy mà, đến năm 2004, anh mới giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh. Thật ra, cho tới những năm này biết là biết vậy nhưng tôi luôn giữ cho mình một khoảng cách nhất định. Có lẽ do mặc cảm tự ti của một văn nghệ sĩ “quèn” nên tôi ít lân la đến chỗ quan quyền. Ấn tượng đầu tiên lưu lại trong tôi là khi anh chuyển về giữ chức Bí thư Thành ủy Cao Lãnh. Khi đó, Cao Lãnh vừa mới được công nhận là thành phố. Cánh văn nghệ sĩ chúng tôi mỗi khi có dịp đàn đúm là lại đem chuyện phải xây dựng Cao Lãnh thế này, Cao Lãnh thế kia cho xứng tầm một thành phố trung tâm của tỉnh. Một trong những lần cà phê bàn chuyện như vậy thì từ một bàn cạnh bên, anh bước sang xin được tham gia câu chuyện quy hoạch thành phố Cao Lãnh mà những “kiến trúc sư” tay ngang như chúng tôi đang rôm rả. Là lãnh đạo thành phố, là kiến trúc sư thứ thiệt nhưng anh hầu như lắng nghe nhiều hơn nói. Có chăng là những câu hỏi gợi ý để chúng tôi có dịp trút hết nỗi lòng của mình. Loay hoay một buổi sáng cà phê vỉa hè với anh, tôi lờ mờ ngộ ra một điều rằng anh vốn không phải là người áp đặt hay tranh cãi mà là người gợi mở cho những ý tưởng dù chưa thể biết nó đúng sai trong một ngày một giờ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MỘT GIA ĐÌNH CÓ BỐN BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG |
|
|
22/08/2017 | Tác giả: Nguyễn Trọng Quế |
|
|
 |
Nói
về tấm lòng của một người mẹ thì không giấy bút nào kể hết, bởi đã có người đúc
kết “Trái tim người mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất” và nói về tấm lòng của một
người Mẹ Việt Nam anh hùng lại càng mênh mông và rộng lớn biết nhừng nào! Nhân
kỉ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu 19/5/1890 - 19/5/2017;
ngày 19/5/2017, tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự
Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng do Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng cho 170
mẹ có nhiều đóng góp, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong đó có mẹ Nguyễn Thị Tằm là mẹ ruột Mẹ Việt Nam anh
hùng Phạm Thị Uẩn. Từ buổi lễ trọng đại này, hình ảnh Mẹ Việt Nam anh hùng Phạm
Thị Uẩn nói riêng và đại gia đình nội – ngoại của mẹ nói chung cứ hiện dần, hiện
dần như một ánh hào quang trong vầng dương của thiên sử vàng dân tộc. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐƯỜNG VỀ ĐẤT MŨI |
|
|
07/08/2017 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Trở lại vùng đất cuối cùng của đất nước thuộc huyện Ngọc Hiển theo con
đường quốc lộ 1, đứng cạnh biểu tượng, ranh giới quốc gia và vịnh Thái Lan, tôi
thấy gương mặt mọi người đều nôn nao, rạng rỡ và háo hức.
À, mình đã được đến nơi tận cùng của đất nước - mảnh đất Mũi
Cà Mau thân yêu. Cách đây hơn mười năm, lúc ấy để tới được tận nơi này, chúng
tôi phải xuống ngồi im trên một chiếc ca nô rẽ nước tung bọt trắng xóa cả mấy
tiếng đồng hồ. Đứng trên biểu tượng con tàu tôi lại chợt nhớ đến hai câu
thơ của nhà thơ Xuân Diệu mà có lẽ nhiều người từng đọc, đã gợi tả rất sinh
động, niềm tự hào về vùng đất cực Nam của Tổ quốc. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THƯƠNG LẮM MÁ ƠI! |
|
|
07/08/2017 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
“Nước mắt mẹ không còn, vì khóc những đứa con…” không ít lần tôi cảm thấy trái tim mình nhói lên, bâng khuâng khi nghe lại những câu hát ấy. Chiến tranh đã lùi xa, chúng ta đang tự hào vì đất nước đang chuyển mình, ngày một vươn xa, đổi mới nhưng để đánh đổi lại những điều ấy thì đã có biết bao người con đã ngã xuống cho quê hương, là sự hy sinh của những người phụ nữ - những bà mẹ Việt Nam anh hùng, họ đã nén lòng, chôn giấu những giọt nước mắt để tiễn chồng, tiễn con đi theo tiếng gọi của non sông đất nước… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHUYỆN VỀ ANH CÁN BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
|
|
25/07/2017 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
 |
Đã hơn 10 năm nay,
đúng vào ngày 10 hàng tháng, cho dù là ngày chủ nhật hay ngày mưa, ngày gió bà
con trong xã đều thấy dáng anh Dũng – cán bộ phụ trách Lao động thương binh và
xã hội chạy xe đến từng nhà để phát tiền trợ cấp hàng tháng cho gia đình người
có công, người già neo đơn hay trẻ em cơ nhỡ… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tình quân dân trên miền biên giới |
|
|
05/07/2017 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
 |
Bốn giờ sáng có lẽ mọi người còn chìm trong
giấc ngủ, 7 anh em văn nghệ sĩ thuộc Hội LH Văn học nghệ thuật tỉnh cứ hai
người một xe honda từ trung tâm huyện Hồng Ngự theo con đường 841 lên Đồn biên
phòng Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước nằm ở ấp 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng
Ngự. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÌNH LÀNG NGHĨA… ĐỒNG ĐỘI! |
|
|
27/06/2017 | Tác giả: Nguyễn Trọng Quế |
|
|
 |
Gần mười năm xa quê, hôm nay anh Hai mới
có dịp về. Quê hương bây giờ khác nhiều quá. Nhà cửa khang trang, đường xá
thông thoáng. Sáng đi thăm ruộng giúp tía xong, anh Hai mới sửa soạn quần áo đi
ăn tân gia nhà bác Năm. Nghe nói bác Năm vừa mới xây được ngôi nhà khang trang,
cao ráo lắm, mà cũng nghe thêm là có sự hùn vốn liếng gì đó của những người đồng
đội xưa. Lòng anh Hai tò mò… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÚT KÝ ÂM VANG TRƯỜNG SA Tác giả: THANH HÀ |
|
|
01/06/2017 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
.jpg) |
Khi tiếng còi tàu Kiểm ngư KN-490 lấp lánh trong nắng sáng Cát Lái, khi dòng sông Sài Gòn êm ả lướt nhẹ về phía tây, khi cửa biển Vũng Tàu thấp thoáng sóng biển Đông từng dãi trắng xóa thì Trường Sa đã thật sự bắt đầu réo gọi trái tim những người mang nặng tình yêu đất nước. Hình ảnh của buổi lễ tưởng niệm Đoàn tàu Không số, hình ảnh đoàn áo trắng Hải quân nghiêm trang tiễn đưa trên bến cảng, hình ảnh con tàu hộ vệ tên lửa rú còi chào nhau trước khi lao nhanh ra phía trước càng làm tăng thêm niềm háo hức, nỗi mong chờ sớm đến với nơi đảo xa. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG - TIẾNG GỌI THIÊNG LIÊNG! |
|
|
01/06/2017 | Tác giả: Hậu Nghệ |
|
|
 |
Khi tiễn con mẹ đã khóc ướt mi Ôm di ảnh chồng thầm thì nói nhỏ Con ra đi theo con đường ông đó Đường đấu tranh màu cờ đỏ ông ơi! (Nguyễn Đình Huân) Những dòng thơ trên như viết riêng cho mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Là (1924) - xã Mỹ Tân thành phố Cao Lãnh, người phụ nữ đã chịu nhiều mất mát đau thương khi chồng và con trai tham gia giải phóng dân tộc nhưng mãi mãi “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MÓN QUÀ ĐẦY ẮP TÌNH NGƯỜI |
|
|
01/06/2017 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Câu ca ấy không biết đã có từ bao giờ, nghe mà thấm thía tấm lòng của ông bà ta khi xưa, đó cũng là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện nhiều mô hình hay, thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn với những người kém may mắn, trong đó phải kể đến mô hình “Tủ đồ nhân ái” ở khắp các nơi, trong đó có thành phố Cao Lãnh. Mô hình này đã giúp bà con có hoàn cảnh thiếu thốn cảm thấy ấm lòng khi có thêm những “tấm áo mới” miễn phí. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC – AI CŨNG CẦN |
|
|
08/05/2017 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
Kỳ 1: Học ở Bác từ những điều rất nhỏ nhất.Bác
Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình và khi
đã về “cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị
cách mạng đàn anh khác”, Bác không giữ chút gì riêng tư. Mặc dù hôm nay Bác
đã mãi mãi đi xa nhưng mỗi lời nói, hành động đời thường luôn hàm ẩn những tư
tưởng lớn và những bài học nhân văn cao cả. Thế nên, ở các lĩnh vực khác nhau,
mỗi con người khác nhau khi soi mình vào tấm gương của Bác, đều tìm thấy cho bản
thân những điều có thể học tập và làm theo. Dẫu chỉ là những việc làm nhỏ, những
điều giản dị trong cuộc sống, nhưng việc học và làm theo Bác đã và đang có sức
lan tỏa mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động của mỗi chúng ta. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bút Ký NỤ HOA ĐỜI |
|
|
28/04/2017 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Chú Trần Văn Trường sinh năm 1955 ở ấp
3 xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là người đã đứng ra thành
lập Tổ Vận động xây dựng cầu, đường nông thôn và
tham gia công tác từ thiện trong cộng đồng dân cư trên địa bàn xã, nay là Ban
Bảo trợ nhân đạo xã hội xã Bình Hàng Tây gồm 21 thành viên. Tính đến nay, chú
Hai Trường và Ban bảo trợ đã vận động xây dựng được 12 cầu bê tông, 36 căn nhà
tình thương, làm 6 tuyến đường nông thôn, cứu trợ nhân đạo với tổng số tiền hơn
5 tỷ đồng. Từ đó phong trào xây dựng giao thông nông thôn ở xã Bình hàng
Tây, huyện Cao Lãnh đạt được kết quả đáng ghi nhận. Được biết các công trình cầu, đường do chú Hai Trường thiết kế
và đưa vào sử dụng đều được cán bộ Sở Xây dựng và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện
đến kiểm tra và công nhận đạt chuẩn, chính quyền địa phương, người dân “ưng
bụng” vì cầu vừa đẹp vừa giảm được hơn 50% chi phí trong xây dựng. Hoạt động
của Ban Bảo trợ nhân đạo xã hội của xã Bình Hàng Tây đã tạo được niềm tin, uy
tín trong nhân dân, trong đó chú Hai Trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HẠNH PHÚC CỦA MỘT GIA ĐÌNH |
|
|
21/04/2017 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Là người nông dân “tay lấm chân bùn”,
cuộc sống tuy gặp nhiều vất vả, khó khăn nhưng vợ chồng chú Nguyễn Văn Vọng hay
còn gọi là chú Tư Vọng ở ấp Tân Thuận A, xã Tân Phú huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng
Tháp vẫn quyết tâm vượt khó, lo dạy cho các con học tập đến nơi đến chốn. Đến
nay gia đình chú được xem là một trong những điểm sáng của địa phương trong
phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học trong nhiều năm qua mà bất cứ ai
từng biết đến gia đình chú đều phải trầm trồ ngưỡng mộ… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẸ VIỆT NAM ƠI! |
|
|
21/04/2017 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Mắt má nhạt nhòa khi lau tấm ảnh thờ của chồng, chợt má quay sang nhìn tấm huân chương chiến công của đứa con trai đang treo trang trọng trên tường nhà, má rưng rưng: “Tư ơi! sao lâu quá bây không về thăm má, bây đi mà không cho má kịp nhìn mặt lần cuối vậy con… Ờ, hai cha con chắc gặp nhau rồi phải hông, ông nhớ đùm bọc con mình nghen ông… ” |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đằng sau một thương hiệu nổi tiếng |
|
|
21/04/2017 | Tác giả: Phạm Thị Toán |
|
|
|
Trong gần chục năm
trở lại đây, thương hiệu Muối sấy Ngọc Yến với tên tuổi ông chủ Nguyễn Văn Bé
(ông Ba Bé) đã nổi tiếng khắp mọi nơi trong tỉnh Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí
Minh, các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ…. Không những thế, ở khá nhiều tỉnh
thành miền Bắc cũng đã có sự hiện diện các đại lý của ông. Nghe đâu ông cũng
chuẩn bị xuất lô hàng lớn qua Hàn Quốc, Canada, Campuchia nữa. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ÂM Ỉ NỖI ĐAU CHIA LY! |
|
|
11/09/2016 | Tác giả: Thu Truyền |
|
|
.JPG) |
“Chiến tranh đi qua nỗi đau ở lại
Biết bao cảnh đời ngang trái tang
thương
Mẹ mất con nơi xa lắm... chiến trường
Vợ mất chồng cả nắm xương cũng mất”
(Phía sau chiến
tranh – Nguyễn Đình Huân)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tuấn “mắm” và thương hiệu Tuyết Nhung |
|
|
07/09/2016 | Tác giả: Hữu Nhân |
|
|
 |
Cá sau
khi cho vào hũ ướp muối sẽ được gài kín lại. Khoảng một tháng sau nước muối sẽ
chảy ra nập cá. Lúc này người ta sẽ lấy cá ra, để ráo nước rồi rắc thính vào.
Thính được rắc đều khắp mình cá, bụng cá. Cuối cùng cho cá vào hũ như cũ và để
vậy chừng 40 - 45 ngày sau thì bắt đầu tiến hành châm đường. Châm đường có
nghĩa là hoà đường với nước rồi nấu cho hơi kẹo lại. Cá được dỡ ra cho ráo nước
xong được xếp lại vào trong hũ. Lúc này, cứ một lớp cá lại rưới một lớp nước đường.
Lần lượt như vậy cho tới lớp trên cùng sẽ là lớp nước đường, sau khoảng gần 2
tháng thì cá chín và có thể bắt đầu thưởng thức được. Nhiều người còn nói rằng
với cách làm mắm như vậy, cá càng để lâu thì khi ăn sẽ càng ngon, càng đậm đà.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
“XANH” CỦ CẢI TRẮNG |
|
|
22/08/2016 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
 |
Ông, bà ta thường có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau - củ - quả là
nguồn cung cấp chính các loại vitamin cần thiết để đảm bảo cho mọi hoạt động của
cơ thể con người. Và nhu cầu sử dụng rau - củ - quả sạch và an toàn ngày càng
trở nên bức thiết hơn bao giờ hết bởi trên thị trường hiện tại không biết
loại nào là những loại an toàn, loại nào bị nhiễm hóa chất, nguy hại
trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe để người tiêu dùng chọn lựa
sử dụng.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ÁNH SÁNG TỪ TÂM HỒN |
|
|
22/08/2016 | Tác giả: Cẩm Tú |
|
|
 |
Trong
một lần đến Thư viện tỉnh Đồng Tháp để tìm tài liệu, tôi có dịp gặp anh Trần
Thái Hòa – một chàng trai khiếm thị, quê ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp. Tuy hai mắt không còn nhìn thấy ánh sáng nhưng bằng ý chí và nghị lực,
Hòa đã tự vươn lên trong cuộc sống và trong học tập để vinh dự nhận tấm bằng cử
nhân khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh vào năm
2014. Hiện tại, anh đang công tác tại Thư viện tỉnh - là nhân viên phụ trách dạy
vi tính cho những người cùng hoàn cảnh như anh.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|