|
CHỊ DÂU |
|
|
26/07/2013 | Tác giả: Thu Phương |
|
|
|
Tác giả: Thu Phương Tôi cảm thấy mấy cái xương gà nhọn nhọn đâm vào miệng mình nhột nhạt, nhưng cũng ráng nhai, hình như có chút vị ngọt. Giống như cái vị ngọt của nồi canh cua đồng mà má tôi đi bắt về nấu cho tụi tôi ăn những ngày mưa dầm dầu dãi mà nhà không có xu nào mua cá. Nhai lát nữa lại nghe đăng đắng, vị đắng của rau diệu vườn tôi hái luộc chấm nước mắm suông ăn với cơm gạo mượn. Có cái gì đó dậy lên trong cổ, chua chua, như những lúc mang bụng đói đi học, cồn cào ruột gan, dịch vị chua từ dạ dày trào ra mà vẫn phải nuốt tuột vào. Và mằn mặn, giọt nước mắt nào lặng lẽ chảy vào tim... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khoảng trời xanh |
|
|
08/07/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Kim Thắm Mấy tháng nay giá dầu cứ lên liên tục, hình như là bốn lần rồi, mọi thứ khác cũng đua nhau lên theo, người dân lao động và viên chức bình thường đang oằn mình trong cơn bão giá, gia đình Ngoan cũng vậy: ba mẹ làm công nhân vệ sinh cũng lâu rồi (số năm làm bằng với số tuổi của nó), nhưng lương cũng chỉ đủ để lo cho hai chị em đi học, thuốc thang chút đỉnh cho bà ngoại. Những lúc đi thu gom rác, mẹ cũng có nhặt phế liệu (vỏ chai, đồ nhựa hư, giấy vụn…) để riêng ra và bán lại. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẤT QUÊ |
|
|
23/05/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Ngày vợ tôi dẫn về thăm An Hiệp lúc mùa lũ tràn về, đứng ngay cái bầu vú đó, tôi mới thấy hết sự thú vị của đất trời, sông nước miền Tây. Khúc sông này rộng như cái bùng binh, nhìn sang bờ bên kia mỏi tầm mắt nhưng chỉ thấy vạn vật li ti, mờ mờ, ảo ảo. Thông thường, sông rộng đáy nông, dòng trôi chậm; người ta dựa vào quy luật tự nhiên này để bắc cầu qua sông. Nhưng triều cường nơi đây vô cùng dữ dội và huyền bí. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
H Ạ |
|
|
20/05/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Đã mấy mùa hai đứa đi trong rạo rực dưới sắc lửa phượng kỳ ảo cùng với tiếng ve râm ran rồi hở Thiện? Ai mà biết. Với Hạ, khi cái gì đó đã làm nên ký ức thì bao giờ cũng đọng lại mãi trong lòng, có thể không là vĩnh viễn nhưng sẽ dài lâu. Thế ư? Hạ là vậy đó, như Hạ có chút gì đó kỳ quặc phải không. Với Hạ thật sự cho đến tận bây giờ Hạ cứ mơ hồ như mọi lẽ có từ một sát na rồi cũng mất đi từ một sát na, nên Hạ đâm sợ cái sau cùng.Thoáng mà đã ba năm, có chóng vánh lắm không. Thử tính mà coi, ba năm là thời khắc của dai dẳng dòng đời, một ngàn không trăm chín mươi lăm ngày. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHÂN VẬT CHÍNH |
|
|
10/04/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Truyện ngắn: Bùi Minh Dạ Thảo Lần đầu tiên trong đời, tôi bạo dạn nắm tay một cô gái. Tôi kéo Lam vào mái hiên trú mưa. Nhưng rồi chợt nhận ra hai đứa đều đã ướt mèm. Cả hai cùng nhìn nhau và cười. Không hiểu sao khi nhìn thấy nụ cười của Lam, tôi lại nói: - Đi ăn gì đó nóng nóng không? Tớ mời. Càng nhạc nhiên hơn khi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sau bão |
|
|
24/03/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: Nguyễn Lệ Ba1.
Cuối cùng,
Vân lên xe mà không có chồng đi cùng. Chuyến du lịch hè chuẩn bị từ đầu năm học
bỗng chốc thay đổi ngoài ý muốn. Chiều qua - Tuấn, chồng Vân - nhận được điện
thoại từ bệnh viện báo mẹ chồng bị ngã gãy xương cổ chân. Thăm mẹ xong, lúc rời
bệnh viện, Vân nói với chồng, vẻ luyến tiếc lẫn thất vọng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không phải chuyện đùa |
|
|
06/03/2013 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Tác giả: NGUYỄN THANH Cuộc mò tôm tập thể tự nhiên giải tán. Không thèm coi hát cải lương dẫu biết chắc có mặt đào, kép nổi tiếng từ Sài Gòn xuống tới đây biểu diễn. Một hôm ngồi rà hết hai kênh trong cái ti vi đen trắng không thấy chiếu phim Hàn Quốc, chị Thảo day sang tôi, bộc bạch: “Thằng Tâm nhà này hay gì chưa vậy? Bà má Kim Lón khỏe rồi, từ bịnh viện huyện được đưa về nhà điều trị. Chiều, thả qua bển chút đi, vừa thăm bà già vừa từ giã lần lần được rồi…”. Chị Thảo gợi ý đúng lúc tôi muốn nói với chị nhiều điều trước khi thằng em trai út lên đường làm nghĩa vụ quân sự. “Lo là lo cho chị ở nhà, chuyện nào cũng lớn bằng cái biển?”. Tôi nói. Chị cười hồn nhiên: “Cậu Út mày cứ tưởng như hồi ba, mẹ mình còn sống. Làm ruộng bây giờ vừa chống nạnh, vừa chơi. Còn sức vóc của chị đó hả? Cọp vật không chết. Có lỡ bị nhức đầu, xổ mũi, có người lo…”. Chị vừa nói vừa hướng mặt qua phía bên kia sông. Dường như chỗ nhà Kim Lón là điểm gởi gấm của chị lúc thằng em trai vắng nhà… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vĩ thanh cuộc chiến |
|
|
14/01/2013 | Tác giả: Bùi Quý Khiêm |
|
|
|
Truyện ngắn của Bùi Quốc KhảiCuộc họp chi bộ ấp Mỹ Phong đánh giá
xếp loại Đảng viên kéo dài từ đầu giờ đến gần hết giờ làm việc buổi chiều mới
gần kết thúc. Đồng chí Bí thư đang phát biểu kết luận bổng Hai Tân thấy thằng
Tèo – đứa cháu nội, con thằng Ba – lấp ló trước cửa. Ông bước ra:
- Chuyện gì vậy Tèo, sao nội đang
họp mà con lại tới kiếm ông? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cốc rượu chưa vơi |
|
|
09/01/2013 | Tác giả: Trần Thanh Hà |
|
|
|
-
Không… rút
đi… để tôi ở lại… không… không thể để đồng chí ấy một mình được… Không, không…
Đột
nhiên giữa đêm khuya im ru có tiếng la hét hoảng loạn làm An và Trung giật mình
chồm dậy quơ tay tìm khẩu súng phóng vội xuống đất sẵn sàng trong tư thế chiến
đấu. Ủa mà quên, làm gì có súng mà cũng làm gì có chiến trường mà chiến đấu ở
đây. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu chuyện người lính |
|
|
07/01/2013 | Tác giả: Bạch Phần |
|
|
|
Tác giả: Nguyễn Nhân Mùa hè Kom Puông Thom, trời đã về
đêm mà còn nóng như lửa đốt. Khánh, Bình và Thân cởi trần ngồi hí hó bên chén
trà đục như màu cà phê sữa. Bình hưng phấn cứ tuôn ra các câu chuyện tiếu lâm
nối đuôi nhau. Mỗi câu chuyện được kết thúc bằng một pha cười nghiêng ngửa. Cả
“bộ tam sên” ngã ra thở hổn hển… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không thể nào quên |
|
|
06/01/2013 | Tác giả: Nguyễn Huỳnh Hiếu |
|
|
 |
I
Có tiếng sột soạt ở cánh cửa trước
nhà. Người đàn bà bật dậy giở mùng chun ra.
Qua ánh đèn dầu lờ mờ, nhưng cũng đủ
ánh sáng nhìn được gương mặt người đàn bà lộ nét vui trong cơn buồn ngủ. Lấy
tay vuốt ngược mái tóc từ trán ra sau gáy và buộc lại mái tóc lỡ cỡ kiểu Xẩm đã
dài quá vai, người đàn bà vừa bước xuống đất đi đến cánh cửa vừa nói giọng
trách yêu:
- Tao tưởng đâu tới sáng tụi bây mới
tới chớ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giấc mơ cánh cò |
|
|
21/12/2012 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Truyện ngắn của: Lê Văn Lắm Tràm Chim mùa này không có sếu. Vắng
chúng, cả một vùng đất rộng lớn này dường như im lặng đến kỳ lạ. Những loài
chim, cò khác cũng thôi không còn kéo về nhiều nữa. Có lẽ chúng cảm nhận được
một điều gì rất khác biệt. Phải chăng mọi thứ đang thay đổi… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGỌN LỬA |
|
|
21/12/2012 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
Truyện ngắn của LÊ HUỲNH LAN Anh Vũ mơ gì? Cô gái hỏi tiếp. Vũ
đang cháy dạ nhớ Duyên, tim rạo rực sống lại thuở mới hẹn hò, rụt
rè nắm tay cô bạn gái, lòng ăm ắp ngàn lời yêu nhưng chưa dám thổ
lộ. Nắng quái chói mắt người nhưng cũng không ngăn nổi hương thơm hoa
dại trở mình ráo riết đợi hứng sương đêm. Bóng tối buông dần. Vũ giơ
tay vẫy tạm biệt cô bạn khi nảy chậm chậm men theo lối cỏ về trại.
Anh bạn cùng phòng mời điếu thuốc. Vũ rùng mình lắc đầu từ chối. Quá
khứ đen tối chợt hiện về, hãi hùng, đau đớn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khỏa thân màu xám |
|
|
05/12/2012 | Tác giả: Cộng tác viên |
|
|
|
ó nuôi cơn giận suốt một
ngày, một đêm. Giận gia đình. Giận đứa bạn cùng lớp. Sáng hôm sau khi vào lớp,
nhét cặp vào hộc bàn, ngay lập tức nó đứng đối diện với đứa bạn trai cao lớn,
cứng cáp hơn nó nhiều. Nó dang thẳng tay, tát hết lực vào mặt bạn trong khi đôi
mắt nó đã tối mù vì khóc: “Hôm qua sao bạn giấu mất tập của tôi”. Thằng kia
toét miệng cười, chìa má bên kia: “Nè ! Đánh nữa đi”. Nó quay mặt khóc tức
tưởi. Sụp đổ. Bởi nó sẵn sàng chờ một hai cú đánh trả, nhưng thằng kia đã ào ra
sân chơi cùng lũ bạn.
Từ đấy, bất lực và hằn thù
càng thêm đeo đuổi nó. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ra đường mới được làm người! |
|
|
24/10/2012 | Tác giả: Trọng Quý |
|
|
|
Truyện ngắn của Phạm Anh Xuân Ấy thế mà hắn cũng dám yêu! Hắn đã để mắt tới cô giáo dạy mầm non gần nhà từ hồi nào, hắn cũng chẳng rõ. Cô giáo trẻ chỉ bằng tuổi em gái thứ ba của hắn, đẹp người, cười xinh. Hắn cũng chẳng biết như thế là yêu chưa. Đã ba mươi tuổi đầu rồi mà chưa bao giờ có một người con gái nào thốt ra từ mồm nói với hắn rằng: “Em yêu anh”. Chưa bao giờ! Riêng hắn thì an ủi lòng mình, cuộc đời này dù đảo điên điên đảo nhưng chắc chắn là vẫn công bằng như âm dương cân bằng vốn có, rằng hạnh phúc rồi sẽ mỉm cười, rằng đời cũng sẽ có đàn bà. Nhưng Chúa ơi, hắn không thèm khát đàn bà, hắn chỉ cần một người con gái hiểu mình, yêu thương mình và hắn cũng sẽ yêu thương gắn bó với người ấy đến trọn đời. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MIỀN ĐẤT LỞ. |
|
|
13/10/2012 | Tác giả: Thu Phương |
|
|
|
Tác giả:Thu Phương Hồi mới phát hiện mấy cái ghè, ai cũng nói đất lở thì trong cái rủi có cái may. Biết đâu kiếm được nguyên một kho báu đi xứ khác mua đất mần ăn cho chắc, chớ ở đây hoài chắc là tàn đời cô Lựu. Ai nấy hè nhau tìm kiếm, thậm chí có nhà còn rước thầy bói, thầy địa lý về coi phong thuỷ, coi hướng kiếm báu vật. Bỏ công càng nhiều càng thấy nản. Tệ nhứt là bầu không khí huyễn hoặc, bàng hoàng, không lo làm ăn của thanh niên nam nữ, mấy ông mấy bà sồn sồn, ông già bà cả. Cuối cùng bà Tư chốt lại một câu với thằng Mẫn và thằng Hai, anh nó: -Thôi bỏ chuyện đó đi, lo làm ăn con ơi!. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thợ may nghiệp dư |
|
|
17/09/2012 | Tác giả: Bùi Thị Cao Nguyên |
|
|
|
Truyện ngắn của BÙI THỊ CAO NGUYÊN “
Sao chị may nguyên bộ trắng? Nhìn giống học trò lắm!” . Tôi mở xấp vải ra rồi
kêu lên. Chị cười, giọng đều đều, “ Ừ, chị may để dành. Chị sắp chết rồi.” Tôi
nhảy loi choi như cá linh non tháng bảy, “Sao mà chết? Chị bị gì mà chết?” .
Chị thì thầm, “Breast cancer,
nói nhỏ thôi, chị nói với mấy người nhà chị là chị bị lao hạch”. Tội tình gì
chị ơi, tôi nhớ chị không thích nói pha tiếng nước ngoài để giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt mà! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xứ Đài xa lắm |
|
|
11/09/2012 | Tác giả: Huỳnh Thanh Lạc |
|
|
|
Truyện ngắn của Thanh Lạc Tác phẩm tham dự xét đầu tư năm 2012
Cái xóm
nghèo quê tôi nhờ có chị mà trở nên náo nhiệt. Sớm sớm chiều chiều chị lộng lẫy
với áo quần thời thượng và mùi nước hoa thơm nức mũi, không chỉ có con người mà
cho đến cấy cối cũng phải nghiêng đổ ngất ngây. Chị lấy chồng được năm năm, đây
là lần đầu về thăm quê trong sự ngỡ ngàng và ngưỡng mộ của bao người. Ngày nào bà
con cũng đến hỏi han và nghe chị kể chuyện. Người thân cũng nhiều, kẻ không
quen biết cũng đông. Tôi nghĩ thầm sao chị hay quá mới mười chín hai mươi tuổi
mà dám theo chồng về nơi xa xôi như vậy, sao chị có thể ôm ấp một người chưa
quen biết, nói chuyện không nghe được câu nào, dáng hình khó coi với cái đầu
trọc, bụng bự, và đôi mắt híp?
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐIỀU CÓ THỂ |
|
|
15/08/2012 | Tác giả: Trọng Quý |
|
|
|
Truyện ngắn: Trầm Nguyên Ý Anh
Quỳnh
trằn trọc suốt đêm không hề chợp mắt. Câu chuyện thằng Bi kể cứ lởn vởn trong đầu.
Quỳnh thấy giận người mẹ vô lương tâm nỡ đẩy con mình vào chỗ chết. Ai dám chắc
nó sẽ không đụng tới và không nghiện thứ bột giết người đó. Nhưng làm sao can
thiệp bây giờ. Mình không là gì của nó và mẹ nó lại muốn nó làm chuyện đó. Quỳnh
chợt nhớ tới Út Thôi. Nghĩ cho cùng, Út Thôi vẫn còn sung sướng hơn thằng Bi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐÔI MẮT |
|
|
10/08/2012 | Tác giả: Trọng Quý |
|
|
|
Truyện ngắn của: TRIỆU MỸ NGỌC
Một đêm giông bão,
giặc bí mật đổ quân bố ráp khu căn cứ vườn mận cố tiêu diệt cho được những cán
bộ cao cấp của trung ương, tỉnh uỷ tập kết về đây chỉ đạo mặt trận phía Nam. Đang loay
hoay trong vườn tìm cá đồng để cải thiện bữa ăn cho cán bộ, chị Phỉ phát hiện
những bóng đen Mỹ - Nguỵ đã áp sát căn cứ. Làm sao bây giờ để báo cho cán bộ ta
biết để rút lui an toàn? Không còn kịp nữa rồi? Nhanh như cắt, chị chạy băng
băng ra con đê phía ngoài vườn để thu hút sự chú ý của địch. Những tiếng súng
nổ chát chúa vang trên trong đêm mưa. Chị té xuống vì trúng đạn rồi lại gượng
đứng lên cố chạy. Súng lại nổ hàng loạt vào người phụ nữ nhỏ nhoi ấy tạo nên
những tia máu chảy dài trên bờ đê. Chị hy sinh. Chính những tiếng súng oan
nghiệt ấy đã giúp cho cán bộ ta rút lui an toàn trong niềm tiếc thương, nỗi đớn
đau và lòng khâm phục vô chừng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHUYỆN THẰNG NHÀN |
|
|
09/07/2012 | Tác giả: Trọng Quý |
|
|
|
Chị hàng xóm hớt hải chạy qua ra vẻ
quan trọng:
- Ba thằng Nhàn là dân giang hồ có
tiền án tiền sự bởi vậy đâu có hộ khẩu, mà không có hộ khẩu thì làm sao mà
“câu” đồng hồ điện, đồng hồ nước. Cái gì cũng có cái giá của nó cô ơi! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mặt nạ |
|
|
14/06/2012 | Tác giả: Nguyễn Huỳnh Hiếu |
|
|
|
Truyện ngắn của Đặng Ca Việt Trong căn phòng của họa sĩ Trí, ngoài một số tranh sơn dầu
làng nhàng, người ta nhận ra nhiều mặt nạ thật đẹp. Có cái xuất xứ từ nền văn
hoá Maya cổ xưa ở châu Mỹ Latinh, có cái mang đậm phong cách của châu Phi. Rất
nhiều tranh chân dung các nhân vật trong những vở kịch cổ điển phương Tây. Đẹp
hơn cả là mặt nạ Tây nguyên và các nhân vật tuồng. Đặc sắc nhất là mặt nạ thú.
Từ cái gáo dừa anh cho ra đời con nghé rất ngộ nghĩnh. Từ cái rổ tre nho nhỏ
anh tạo gương mặt chúa tể sơn lâm, mớ lông bờm xờm được tết bằng râu bắp dịu
mềm mà nhìn lại không kém phần uy nghi, dũng mãnh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hạnh phúc |
|
|
30/04/2012 | Tác giả: Nguyễn Huỳnh Hiếu |
|
|
|
Giữa
lúc ấy thì ngày 30-4 lại đến!
Mẹ
không có sự vui mừng nào cả. Mẹ nghĩ, một tệ nạn xã hội cũ, đối với chế độ mới
chỉ là rác rưởi, sẽ bị người ta ghê tởm, xa lánh và dứt bỏ không thương tiếc.
Thôi
thì mặc!
Giải
phóng, thị xã bừng lên như một cơn lốc. Mọi người reo mừng chiến thắng, lớp lớp
người cuồn cuộn xuống đường. Mẹ đã được cơn lốc ấy cứu sống! Bác sĩ nhìn mẹ lắc
đầu. Bệnh chữa được nhưng có khả năng tuyệt đường con cái! Tức là mẹ không bao
giờ được có con, không bao giờ được làm mẹ! Bác sĩ nói sẽ cố gắng hết khả năng
và hy vọng rất mong manh! (Trích)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GÓT SON XUỒNG GHE |
|
|
17/04/2012 | Tác giả: Trọng Quý |
|
|
|
Cái
Mai vàm rạch kinh mương giăng giăng mạng tơ nhện. Mùa khô phơi đồng đất cỏ xanh
bời bời. Mùa mưa con nước phù sa con nước cá nổi chan hòa, sóng vỗ tán lá xanh sóng
vỗ vách nhà sóng lật mái nhà. Quanh năm, suốt tháng, tối ngày hồi hội cuộc mưu
sinh.
Cắc cớ chi mà nhắc Cái Mai vậy?
Chuyện kể như cổ tích à! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dưới bóng đời xanh lá |
|
|
03/04/2012 | Tác giả: Thai Sắc |
|
|
|
Mặt trời như viên đạn đỏ bị bắn lên
tầm cây sào. Gió tây nam bắt đầu gợn lên trong không trung những luồng sóng nhẹ
nhàng, mơn man. Ngoài công viên, những người tập thể dục và đi bộ muộn nhất
cũng đã tục tục ra về. Đổi hướng nhìn về phía những ngọn đèn đường tắt muộn do
sự lơ đễnh của người cúp cầu dao hay sự cố ý của sự sống muốn tăng thêm chút
ánh sáng nhân tạo cho ban ngày khi phải vượt qua một đêm dài đầy màu đen và sự
im lặng, ông già có thanh quản khoẻ, bỗng nhiên dịu giọng :
- Toa xem đài truyền hình
quay cảnh thả diều công viên chưa ? Đẹp, phơi phới ! Nơi mấy cái ngọn đồi nhân
tạo là chỗ ngày 30 tháng 4, tụi mình ém quân chờ xung phong. Một quả pháo địch
rơi vào đội hình, thêm mấy chiến sĩ hi sinh trước thềm hòa bình. Cứ ngỡ những
cánh diều bay lên chính là linh hồn của anh em mà ứa nước mắt… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngồi lại với trăm năm |
|
|
24/03/2012 | Tác giả: Nguyễn Huỳnh Hiếu |
|
|
|
Truyện ngắn của Nguyễn Lệ Ba
Khu mộ của dòng họ nằm khuất sâu trong vườn. Bốn
ngôi mộ được vây kín trong tường rào, kiêu hãnh vươn lên giữa một xóm lao động
nghèo; bên trong là lá vàng, bụi bặm, rêu mốc và những dấu vết của lãng quên.
Má tôi nhắc: “Nhớ làm cỏ quét dọn mộ trước ngày 23 tháng Chạp để ông bà khỏi
tủi thân”. Người ta bảo, sau ngày đưa ông Táo về trời, việc quét dọn mồ mả chỉ
dành cho những ngôi mộ không thân nhân nhìn nhận và chăm sóc. Mỗi độ tháng Chạp
về, tôi cứ ngồi bên những ngôi mộ của ông bà, nhìn sự tàn phá của thời gian
trên gạch đá vô tri, nhìn lá vàng rơi và rêu mốc mà lòng thấy buồn buồn. Tôi
không thể làm được gì dù tôi là đứa cháu trai đích tôn của dòng họ. Năm nào
cũng vậy, tôi chỉ làm được một việc là thắp nhang suốt mấy ngày Tết, không để
tắt những làn khói mỏng manh hiếm hoi trên những ngôi mộ ấy. Có lẽ khi đã già,
khi sắp về với đất, người ta mới có nhiều thời gian để suy ngẫm, để chiêm nghiệm
về sự phù du của một kiếp người, để thấm thía hơn cái lẽ có không, sinh diệt...
“Cái mà con người để lại trên thế gian nầy, thường chỉ là một nấm mồ”. Ai đã
nói câu nầy, tôi không nhớ, nhưng tôi tin là như vậy. Có những người sau khi
chết đi đã để lại những tác phẩm nghệ thuật, những công trình kiến trúc vĩ đại,
những thành tựu khoa học, những chiến công mang tầm thế giới… Không kể những
con người ấy – thường thì – những người khác, chỉ để lại cho thế gian nầy những
nấm mồ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tình dứa |
|
|
07/03/2012 | Tác giả: Nguyễn Huỳnh Hiếu |
|
|
|
Truyện ngắn của Quân Tấn Nhà ông Hai Nhứt nằm choi loi ở
cuối ấp Cây Dứa, cạnh cây cầu chữ Y bắc qua ngã ba Chờ Đợi. Ông chỉ có một
mình, không vợ con cho nên cái nhà của ông cũng nhỏ bé cô đơn như chính bản
thân chủ nó vậy. Được cái là nền nhà rất cao ráo, tháng tám, tháng chín âm lịch
nước nổi lêu bêu cũng không ngập được. Tuy nhiên thứ mà bọn trẻ thích là miếng
vườn rộng phía sau nhà ông. Vườn nhà ông trồng đủ thứ cây. Mấy gốc xoài thơm,
dăm cây mận da người, chục gốc nhãn da bò, còn có hai cây mít to ở đầu bờ, nơi
ông giăng cái võng dù bạc mầu cũ kỹ nằm nghỉ mỗi buổi trưa. Đặc biệt, còn một
khoảng đất rộng ông không trồng gì hết mà đắp cao ráo, nện chặt như nền nhà.
Đây là nơi chiều chiều bọn trẻ tụ tập lại chơi nhảy dây, nhảy cò chẹp, đá
bóng... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thành phố và những buồn vui ở lại |
|
|
24/02/2012 | Tác giả: Nguyễn Huỳnh Hiếu |
|
|
|
Truyện ngắn của Nguyễn Lệ Ba Cuối năm, những bệnh nhân nằm điều trị trong khu giải phẫu chỉnh hình đã
lần lượt được cho về đón Tết. Tôi nôn nao mong ngóng người thân từ miền Tây
lên. Vài chục bệnh nhân còn ở lại vì nhà xa, vì một lý do nào đó. Những chiếc
xe lăn, những cây nạng gỗ vẫn lọc cọc tới lui trên con đường rải sỏi băng ngang
dọc trong khoảng sân rộng trồng nhiều hoa. Mùa xuân đã rơi đầy trên phố. Bên
trong bức tường ngăn tiếng xe cộ ồn ào qua lại, là những dãy phòng bệnh tường
vôi trắng xóa, là khu phẫu thuật đóng cửa im ỉm, là phòng vật lý trị liệu vắng
người. Và trên khoảng sân với những hàng sao nháy nở hoa rực rỡ, là những bước
chân khập khễnh, là tiếng bánh xe lăn lướt rào rạo trên sỏi: âm thanh của cô
đơn, khắc khoải và của ngàn vạn nỗi niềm… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vẽ rồng |
|
|
09/02/2012 | Tác giả: Trọng Quý |
|
|
|
Thật là quái lạ! Trò chuyện gì suốt
khuya lại chỉ độc có một người nói ? Không khéo bạn của ông này say trúng gió, chết trước nhà mình rồi cũng
nên! Nghĩ vậy tôi hoảng hồn tung chăn, bật đèn và dặn hắng mở cửa. Bên vệ đường
trước nhà tôi là một ông già đang ngồi chồm hổm, vừa lắc lư như lên đồng vừa
trò chuyện với… chiếc xe đạp của mình. Thì ra là thế! Tôi thở phào. Cái sự nhân
cách hoá của người say thật phong phú và… dai đến không thể nào tưởng tượng nổi
! |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hương tràm |
|
|
17/01/2012 | Tác giả: Thu Phương |
|
|
|
Lửa giận
vẫn ngùn ngụt. Lại nhờ cái lần tôi bắt gặp gã ăn mày bị thương gì đó ở hai
chân, bông băng dơ dáy, lở loét quấn quanh. Gã nằm trên tấm ván có gắn bốn bánh
xe và dùng hai tay đẩy để di chuyển trên đường, tiếng kêu rên, lời than thở rền
rĩ, thỉnh thoảng gã ngừng tay đẩy xe để quơ vội mấy tờ tiền giấy trong cái thau
nhôm trước mặt cho vào túi. Trưa nắng, gã đẩy xe đến chỗ vắng vẻ, có người chờ
sẵn, và, thật bất ngờ, gã ôm tấm ván “đạo cụ”, nhanh nhẹn đứng dậy, trèo lên xe
phóng đi. Khốn nạn thật! Tôi cười khẩy trên vẻ mặt đau khổ rúm ró của gã ăn mày
trước mặt, biết đâu hắn lại đang diễn, như ngàn lần đứng trước cửa siêu thị cầu
xin lòng tốt của tha nhân:
-Lòng
tự trọng của thằng ăn mày như mầy à? Có không? Chưa nói làm vậy là lừa đảo,
là vô đạo đức. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|