|
Trước thập niên
90 của thế kỷ hai mươi người dân Hoà An thường tự hào với làng nghề truyền
thống của mình. Đi bất cứ đâu, hễ nhắc tới Hoà An là mọi người đều thuộc lòng câu
ca dao: Thuốc nào ngon bằng thuốc rê Cao
lãnh.
Gái nào bảnh cho bằng
gái Nha Mân. Bằng tất
cả thiện cảm với những người một nắng hai sương đã dành tặng cho đời một loại “
tương tư thảo!?”.
Nghề của ông
cha nên không có cứ liệu nào chính xác để xác định cột mốc thời gian nó ra đời.
Theo lời ông Bùi văn Mách, một lão nông từng lớn lên cùng cây thuốc, ước chừng
tuổi nghề làng thuốc có trên hai trăm năm .Ông Phạm Hửu Lầu, người thành lập
chi bộ đầu tiên của Đảng đã có một thời hoạt động và sinh sống tại nhà ông sáu
Oanh (xưa ở cạnh Đức Anh Viên, góc phố gần tượng cụ Thống Linh bây giờ), một
thợ hớt tóc có cái nghề tay trái là bán thuốc lá cắt khoanh ở chợ Cao Lãnh.
Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Là một địa phương đất canh tác
không nhiều, chủ yếu là trồng lúa mùa thì năng suất lại không cao,(trúng lắm
những năm nước vừa phải chỉ gặt được tối đa 15 giạ/công) cứ đến tầm tháng mười
âm lịch thì: Ngoài đồng vàng mơ trong nhà
mờ con mắt.
Cái khó ló cái
khôn. Các cụ xưa nào có biết khoa học khoa hiết gì đâu, ấy vậy mà cũng chọn
đúng loại cây trồng mà ngày nay gọi là hợp thổ nhưởng để truyền tử lưu tôn, vừa
học vừa làm cũng nên cơ nên nghiệp. Các cụ xưa còn biết tư duy gớm lắm, khoa
học gớm lắm, biết thị hiếu khách hàng mỗi vùng để thay đổi , từ bón phân cá cho
giống Xiêm mẳn kém năng suất sang phân hoá học cho giống xiêm lai , lá vàng
năng suất cao hơn. Từ bánh thuốc bánh nhỏ mỏng sang bánh to hơn cuối cùng là miếng bánh đạp mỏng tanh mau khô và phẫm chất thơm
hơn. Sản phẩm làm ra tiêu thụ khắp vùng
đồng bằng sông nước nhất là hai tỉnh Cà Mau và Kiên giang. Dân vùng biển nhất
là ngư phủ, nông dân thu nhập chưa cao, vả lại hút một điếu thuốc Hoà An đậm đà
đả bằng ba lần thuốc điếu vấn sẵn. Khói thuốc Hoà An làm tan bớt cái lạnh của
biển khơi. Sợi khói thả lên trời còn vương vấn một câu thơ
Thuốc rê Cao Lãnh thơm nồng
Con gái Cao Lãnh má hồng thấy mê
Nổi tiếng một
thời, có của ăn của để. Cao điểm của nghề thuốc đến những năm 1980. Xã Hoà An
có 40% đất trồng cây thuốc lá(thuốc lá không thể luân canh mà phải cách vụ trên
cùng diện tích). Giá mỗi thiên thuốc bình quân bằng 100 giạ lúa. Mỗi công
ta(1296m2) có thể thu được 03 thiên hoặc 6 lang. Trừ chi phí cũng còn lời trên
trăm giạ lúa. Thậm chí nhiều năm sốt thuốc mỗi thiên có lúc giá khoảng 05 chỉ
thậm chí 2 lượng vàng ở thời điểm nắm 1975.Chính vì vậy mà cuộc sống của bà con
đa phần là sung túc.Mỗi vài ba năm nhà ngói lại mọc lên lác đác trong làng. Dù
ở thời buổi chiến tranh khoa học nông nghiệp chưa phát triển. Nhưng những hộ
biết chí thú làm ăn, cứ lăn tròn với cục đất, rút tỉa tích luỹ kinh nghiệm đều
thành công. Nhiều hộ không có đất canh tác như ông Hai Hạnh ở xã Tân Thuận Tây,
ông Sáu Khởi ở Hoà An mỗi năm đều phải mướn đất. Nhưng nhờ có tay nghề, trồng
nhiều nên mỗi vụ thuốc đối với các ông là một mùa vàng!. Năm trồng đất nầy, năm
mướn đất khác như những lão nông phiêu bạt trên chính quê hương mình đã làm cho
các ông ngày một già dặn với nghề. Nhìn mặt đất là các ông đánh giá được đất ấy
có thích hợp với cây thuốc không(đất trồng thuốc đại kỵ cỏ hôi, đất dẽ thịt
càng tốt. Mặt đất bột tơi xốp lúc nhỏ cây mau lớn nhưng về sau thì đất bị hồ
mặt cây khó phát triển).
Thuốc lá Hoà
An thành một thương hiệu ngoài việc giải quyết phần lớn sức lao động địa
phương, già trẻ, gái trai coi đám thuốc như mái nhà, như cần câu. Họ có mặt trên
đồng hầu như nhiều hơn ở nhà. Họ nắm được , làm chủ được quá trình sinh trưởng
phát triển của cây như người mẹ biết các biểu hiện của con mình khi trở trời
trái gió. Nhất nước nhì phân lúc nào nó cần gì. Vàng lá sớm do đâu, chết rủ
phải trị cách nào v.v.Vui buồn như thể nuôi con. Thuốc gần bẻ mà gặp mưa dầm
hoặc xắt phải tiết cốc vũ thì ôi thôi ! Nói chung họ là những kỹ sư thầm lặng.
Mùa thu hoạch các em nhỏ siêng năng hiếu động cũng thức đêm ngồi sau lưng mẹ
rãi lòng tập sự. Bên cạnh đó còn một số nghề phụ liệu vệ tinh cũng ăn theo làm
ra như nghề đóng bàn xắt thuốc chạm trổ tinh xão,dân cày xới, nghề đan liếp Mỹ Trà, nghề rèn dao, có lúc Hoà
An có cả bốn lò rèn vẫn không đáp ứng nỗi nhu cầu. Dao xắt thuốc nổi tiếng là
dao thợ Kho ở thị trấn Hoà Hảo, nước trui bén như gươm.Ông Sáu Cầu trước làm
thợ xắt thuốc giỏi sau đổi nghề bán tạp hoá. Đến tuổi 70, đôi mắt mù loà vậy mà
vẫn mướn đứa nhỏ dẫn xuống tàu lên Hoà Hảo mua dùm dao cho - mấy tụi nhỏ. Tội
nghiệp. Rồi lái thuốc địa phương, thương lái các nơi làm thành một thị trường
béo bở. Trong một lần trà dư tửu hậu anh Chiến - một thương lái giàu có gốc Hoà
An đã phát biểu một câu chí cốt. “Tôi mà có trăm tuổi, tôi trối lại với vợ con,
lúc liệm tôi phải chôn theo cục thuốc Hoà An không là tôi bức néo!”. Đủ biết
trong máu anh cây thuốc nó trở thành ân nhân, thành người bạn sinh tử tự hồi
nào!.
- “Đằng nào
thì nó cũng chết rồi! Nhưng mỗi lần nhớ cây thuốc tao lại ngùi ngùi như người lẽ
bạn. Già rồi biết làm gì. Mỗi năm làm tòn ten một công vừa kiếm sống vừa để tìm
lại những hĩnh ảnh củ chơi”. Là lời ông ba Đức tâm sự với tôi như tâm sự với
chính mình. Cây thuốc với dân Hoà An ngoài giá trị phục vụ đời sống. Nó còn làm
nên một truyền thống văn hoá công đồng của làng Hoà An. Thế hệ 4x đến giờ ai mà
không có nhiều kỹ niêm sâu đâm trong cái nôi thuốc lá. Chiếc xe nầy đổi từ
thuốc. Miếng đất nọ cũng mấy lang kèo. Giường tủ thậm chí sui gia, vợ con cũng
từ thuốc. Mỗi năm cứ vào khoảng đầu tháng hai âm lịch, từ Gò Cà. Sáu Quốc . xóm
Giồng, Cái Sâu. Nhà nhà rộn ràng như mùa hội. Vừa làm vừa hát vừa hò cho khí
thế, đở ngủ gụt. Có nhà gặp năm trúng mùa tới ổ thuốc gọi cả ban đờn ca tài tử thiệt
xơm. Thanh niên có dịp quây quần bên những ánh đèn măng xông sáng rực. Nào thợ
xắt, thợ phơi, nào tốp đạp tốp chạy bận. Bà con hàng xóm dần đổi công hết nghĩa
hết mình. Hăm hở nói cười. Những lúc buồn ngũ bác thợ năm Gà kéo vài hơi thuốc,
thả một câu giọng cổ Võ Đông Sơ là biết bác bị hai cô thợ phơi vét bàn không
còn một đụn. Chị hai đầu xóm con còn bú lại bắt bồ nhằm chú năm Tiến thợ xắt lừng
danh. Thuốc ối . Tội nghiệp đứa nhỏ, mẹ không kịp rửa tay, vạch phăng vú để một
bên mà nó nút ngon lành như người nghiền hút. Rồi lăn kền ra đít mẹ mà ngủ.
Vui. Xắt thuốc còn là cơ hội để các cụ khó tánh lựa dâu, chọn rể. Anh thợ mới
ra nghề gặp cô thợ xóm trên phải lòng không biết tâm trạng ra sao mà cứ liết
dao hoài thuốc xắt ra toàn cánh buồm,
cọng lát. Vậy mà lụi hụi chưa tới mùa sau cô thợ nằm“ổ khác” mới ngon lành. Đây
còn là cơ hội, là miếng đất tốt để nhen nhúm tư tưởng cách mạng trong nông dân.
Là thời điểm hợp pháp để vận động tuyên truyền chủ trương của Đảng. Lực lương
thanh niên nầy từng đóng góp cho cuộc kháng chiến của nhân dân Cao Lãnh những
chiến sĩ trung kiên, anh hùng như chị Trần kim Hồng (anh hùng lực lương vũ trang)
từng là một thợ phơi có tiếng trước khi thoát ly tham gia chiến dịch Mậu Thân
1968.thời còn làm liên lạc chị đã từng đặt hòm thư trong gấy thuốc (hai hàng
trong đám). Đồng chí của chị rất nhiều người là thợ xắt thợ phơi. Xắt phơi có
khi còn là một hội thi có hoặc ngầm giao ước giửa hai tốp thợ chiến. Họ cạnh tranh
nhau hoặc do chủ nhà khích tướng vì lỡ bẻ nhầm ổ thuốc quá nhiều hay do nhẹ dạ
thương tình mà ôm đồm bà hàng xóm hôm trước mắc mưa còn kẹt vài chục thúng.
Cuộc chiến tay nghề thật sự cả chất và lượng. Ông ngoại tôi ngày xưa cũng từng
lâm trận thư hùng nầy. Kết quả là phe ta toàn thắng. Nhưng tàn chiến cuộc, địch
xụi lơ tiu nghỉu còn Ngoại thì phải phun rượu lên cái chân đẩy bị chết tê trên
lưng con Bạch long Câu(bàn xắt có chạm trổ) để nội tướng thợ cáng về bản doanh
mà đổ thuốc. Buồn vui nghề thuốc nhớ đời. Cả cái kho tàng tiếu lâm cũng từ
những hội vui nầy. Tiếu lâm mục đích là để đánh trống lãng cho mọi người sảng
khoái với cái cười mà tỉnh ngủ. Mùa thu hoạch kéo dài khoảng hai tháng, chinh
chiến liên miên, nhiều nơi nhiều đêm nên nhiều cô thợ trẻ chịu hết nỗi cơn buồn
ngủ nó mùi mẫn trong ruột trong gan. Viện cớ đi ngoài rồi chui tuốt vô đám
thuốc nào đó, vô tâm đẩy một lèo cho tới sáng trớt thì chủ nhà có mà vắt giò
lên cổ, nửa đêm sảng hoàng chạy hết đầu trên xóm dưới mà kêu thợ vớt. Bửa cơm
khuya là bửa cơm chính đế tăng sinh lực
cho mọi người nên chủ ổ bao giờ cũng chuẩn bị tươm tất. Nào vịt nào gà chí ít
cũng dưa hấu hảo hạng ăn với khô cá xủ chưng củ hành tây. Chớ lề mề thì - Ê có
mồi bén không mậy ? Trớt quớt là tao đẩy lát nào lát nấy xốn xồn cho sấp nhỏ nó
kéo mặt rổ hoa mè ráo trọi thì thuốc mầy có cơ hội “trử” lâu dài nghe lị!!Vui. Có
đêm chủ nhà cắt cớ làm gà nấu cháo khuya lại ra luật, ai muốn ăn gì phải đọc
một câu thơ hợp lý mới cho ăn. Vui.
Trai thời
trung hiếu làm đầu. Ale hợp lý
Gái thời tiết
hạnh phao câu gan mề. Giỏi hợp lý
Trai thời nấu
sử sôi kinh
Tháng ngày
bao quản giò mình với xương. Hợp lý.
Quây qua quây
lại không thấy cái đầu gà, thợ xắt hỏi . Đầu đâu? Bà chủ nhà biểu cha nội ơi!
Con dâu trong nhà ốm nghén nó thỉnh cái đầu mất mẹ rồi . Vậy cũng hợp tình…Thôi
còn chút gỏi!
Vậy đó mà
hai chục năm rồi nghề thuốc chết tươi. Nó chết không vì những khuyến cáo hay
một cấm đoán hành chánh sự vụ nào. Nó chết thấy thương. Ông Hai Hạnh ông Sáu
Khởi còn đó, dân làng vẫn vậy, vẫn ra đồng nhưng không còn hoặc đã thôi nhớ
thuốc, anh Chiến cũng lao đao từ độ biết buồn thấy bóng mà tưởng khói giữa
chiêm bao. Ôi! Cái kinh tế thị trường nó khắc nghiệt, nó tàn nhẫn với Hoà An.
Bây giờ cây thuốc chỉ còn đọng lại trong tâm thức mọi người những nuối tiếc
lâng lâng ngã vàng như sợi khói.
.
|
|