|
Trong
bối cảnh trên, người dân Đồng Tháp rất phấn khởi khi được Công ty cổ phần nhựa
Tân Đại Hưng tài trợ thực hiện thí điểm kè mềm sinh thái chống sạt lở tại sông
Cần Lố, thuộc tuyến đường Thiên Hộ Dương, khóm Mỹ Thuận, thị trấn Mỹ Thọ huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng cho chiều dài 40 m. Kè
làm sinh thái chống sạt lở là giải pháp công nghệ của Viện Đổi mới công nghệ thủy
lợi Mekong nghiên cứu và chuyển giao cho Công ty cổ phần nhựa Tân Đại Hưng triển
khai thực hiện tại sông Cần Lố từ 31/7/2019 đến 31/8/2019. Theo thiết kế, kè mềm
sinh thái chống sạt lở có cấu tạo gồm ống geotule, bao cát sinh thái và vật liệu
cát tại chỗ. Quy trình thực hiện kè mềm sinh thái chống sạt lở được thực hiện
theo lộ trình: Lấp hố xoáy sâu và hàm ếch, gia cố chân kè, phục hồi mái kè,
thân đường giao thông hoặc thân đê và trồng cỏ chống sạt lở. Theo tính toán của
các nhà nghiên cứu thì kè mềm sinh thái chống sạt lở sẽ tiết kiệm được chi phí
từ 40% đến 70% so với kè cứng tùy theo vị trí và địa hình sạt lở.
Trở lại sông Cần Lố sau 05 tháng kể
từ ngày công trình kè niềm sinh thái được bàn giao, cho dù phải chống chịu với
mùa lũ năm 2019 nhưng túi ống geotule và bao cát sinh thái vẫn không xê dịch vị
trí. Nói về kè mềm sinh thái được thí điểm tại địa phương mình, nhiều bà con ở
khóm Mỹ Thuận cho biết: Loại kè này hay lắm, trước hết là sóng đập vào kè nghe
êm hơn, đã qua một mùa lũ nhưng kè vẫn y nguyên như hồi mới làm xong, không bị
sụt lún, nhà nước có làm thì nên làm loại kè này hiệu quả lắm.
Cũng
trên tuyến đường Thiên Hộ Dương thuộc khóm Mỹ Thuận, cách công trình kè mềm
sinh thái chống sạt lở khoảng 300m, có một điểm sạt lở ăn sâu vào lòng đường tới
3/4, phần mặt đường còn lại cũng đã bị nứt ở giữa, rất nguy hiểm cho người đi lại,
nhất là vào ban đêm. Theo ông Đào Văn Minh cho biết thì phần sạt lở trước nhà
ông trước đây là vườn cam của gia đình, địa phương đã khắc phục tới 2 lần rồi
nhưng vẫn lún sụt, qua 3 lần sạt lở, phần đất bị sạt lở ước chừng trên dưới 10m
rộng. Nếu không khắc phục được thì chắc mai mốt phải đi ở nhờ nhà bà con thôi.
Là địa
phương được chọn thí điểm kè mềm sinh thái chống sạt lở từ Công ty cổ phần nhựa
Tân Đại Hưng, ông Lê Chí Thiện - Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
chia sẻ: Kè mềm sinh thái chống sạt lở là một giải pháp mới mang tính đột phá,
có tính bền vững cao, chi phí thấp và thân thiện với môi trường. Theo các nhà
nghiên cứu, nếu không có tác động đặc biệt, công trình sẽ duy trì hiệu quả sử dụng
tới 20 năm. Tùy theo địa hình chính sạt lở cả về chiều sâu và bề rộng (mái kè),
công trình sẽ tiết kiệm được từ 40% đến 70% chi phí, tuy nhiên giải pháp kè mềm
sinh thái chống sạt lở cũng còn có một vài hạn chế như sự va đập của các vật cứng,
nhọn sẽ làm cho ống geotule và bao cát sinh thái bị thủng, rách, lúc đó cát
trong túi geotule sẽ theo nước chảy ra, công trình phải gia cố lại nhưng nhìn
chung, đây là một giải pháp hữu hiệu vừa có ý nghĩa với môi trường trường lại vừa
có tác dụng lâu dài và tiết kiệm được chi phí, rất thiết thực với khu vực đồng
bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Cao Lãnh chúng tôi nói riêng.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh năm 2019, chỉ tính ở 03 con sông lớn
trên địa bàn huyện là sông Cần Lố, Cái Bèo và sông Nguyễn Văn Tiếp đã có tới 34
điểm sạt lở với tổng chiều dài là 1.350m, diện tích đất bị mất lên tới 4.227m2
, lãnh đạo huyện và các ngành chức năng đã huy động từ nhiều nguồn lực để
khắc phục nhưng nhiều công trình thực hiện xong lại tiếp tục tái diễn sạt sở,
trong đó có nhiều công trình tiếp tục sạt lở tới lần thứ 3. Đây thực sự là một
bài toán nan giải cho địa phương trong công tác phòng chống sạt lở.
Một vài hạn chế của giải pháp kè mềm
sinh thái chống sạt lở như ông Lê Chí Thiện đã đề cập nhưng từ thực tiễn cho thấy
những hạn chế này sẽ được khắc phục trong tầm tay. Trước hết là để bảo vệ túi ống
geotule và bao cát sinh thái thì nhà đầu tư và chính quyền sẽ tăng thêm một khoản
kinh phí không đáng kể là tạo một hành lang an toàn cho bờ kè bằng cách cắm
hàng rào bằng cọc tre hay cây tầm vông ở phía ngoài túi geotule. Sau khi cắm
xong, dùng lưới kéo phủ kín chiều dài của kè kèm theo biển báo cùng với việc trồng
cỏ (phi công trình) và thả lục bình trong phạm vi đã được che chắn như một số
nhà nông nuôi thả lục bình ven sông rạch kèm theo biển cảnh báo thì đảm bảo hiệu
quả của giải pháp kè mềm sinh thái, sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho công tác
phòng chống sạt lở.
|
|