|
Từ bé
với niềm đam mê khắc gỗ mỗi khi học về anh Lư Quốc Hiền thường lấy dao chặt
cây, tiện hình thú. Cho đến năm 2009 anh quyết định lên thành phố Hồ Chí Minh
tìm thầy học nghề khắc gỗ. Tuy nhiên, những chỗ anh tìm đến đều nhất nhất một
câu. “Nghề này là nghề gia truyền chỉ truyền lại cho những người trong họ
tộc, không thể truyền cho người ngoài.” Và
để có tiền tiếp tục ở lại thành phố tìm thầy học nghề, anh đã xin làm phụ hồ
cho các công trình. Đến đầu năm 2010, sau nhiều lần đến năng nỉ xin làm thí
công thì ông chủ một cơ sở sản xuất mỹ nghệ từ gốc cây khô, thấy anh tội nghiệp
nên đồng ý nhận anh vào chà nhám. Không bỏ qua cơ hội này,
mỗi ngày sau khi chà nhám xong phần chủ giao, anh tranh thủ giờ nghỉ trưa, nhặt
gỗ vụn để học khắc hình, hoa văn…sau vài tháng anh đã thành thục và quyết định
trở về quê ở xã Mỹ An Hưng A, che một liều nhỏ nằm cặp tỉnh lộ 848 để nhận
hàng về gia công. Khi ấy
trong tay anh chỉ có được một con dao nhọn của gia đình cùng một lưỡi chéc gẫy
để làm nghề. Nhiều người xung quanh chế giễu nhưng anh không nãn lòng mà quyết
tâm đeo đuổi niềm đam mê của mình. Hiện nay, sau gần ba năm làm nghề tạo hình
cho gốc cây khô, anh Lư Quốc Hiền đã cho ra hàng trăm sản phẩm đẹp, có giá trị được
nhiều khách hàng ở trong và ngoài huyện yêu thích. Anh Lư Quốc Hiền chia sẻ thêm hoàn
cảnh của mình:“ Lúc mới về
quê làm thì tôi cũng gặp nhiều khó khăn lắm vì mình hổng có đồ nghề, chỉ có được
mấy dụng cụ sơ sài thôi như là dao, kềm, búa. Nhưng nhờ có một chú ở Đất Sét
đặt làm tác phẩm Anh hùng tương ngộ là con đại bàn với con hổ, tôi lấy tiền đó
mua đồ nghề làm tới giờ.”
Nghề
nào cũng lắm công phu.Thường thì mỗi tác phẩm anh làm trong vài ba ngày, nhưng
cũng có những tác phẩm không hạn định thời gian. Để có một tác phẩm hoàn thiện,
mang được ấn tượng sâu lắng, nhiều khi anh phải bỏ ra vài ba tháng để suy
tưởng, xoay chiều, đảo thế, phát hiện từng đường vòng, nét lượn của thân, rễ...
để làm ra một tác phẩm đẹp. Tiếng lành đồn xa, hiện
nay, anh Hiền đã được rất nhiều người yêu thích kiểng khô ở tận Sa Đéc, Tràm Chim, Cần Thơ… mang gốc đến đặt anh gia công. Giá gia công
có thể từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu đồng tùy theo kích thước và kiểu dáng của
sản phẩm. Cụ thể, anh chuẩn bị giao bộ bàn ghế tứ quí “Long Lân Quy
Phụng” được làm từ gốc, rễ
cây vú sữa đã có trên vài chục năm tuổi với
giá 40 triệu đồng. Đồng thời, anh vừa nhận tạo hình ông phật di lạc ngồi trên đống vàng
với đôi song long quấn
quanh trên bộ rễ cây mù u
khổng lồ và bộ bàn ghế “ nu lũa” trên gốc và rễ cây vú sữa cùng rất nhiều sản
phẩm khác có tổng giá trên 100 triệu đồng. Ông Chế Văn Khen, cư ngụ xã Bình Thạnh Trung huyện Lấp
Vò, vốn là khách hàng quen thuộc của anh Hiền nhận xét:“Trại khắc gỗ của chỗ chú Hiền, theo tôi nghĩ,
trong quá trình tôi đem hàng đến đây khắc, tôi cũng thử bước đầu một số bức
tranh nhỏ thì thấy chỗ chú Hiền làm đạt rồi, tôi mang tiếp gốc cây nhờ làm
những tác phẩm khác, thấy sản phẩm đạt. Hiện nay, tôi có đặt thêm một con phụng và ông Phước, Lộc,
Thọ; quá trình làm tôi cũng có kiểm tra thấy mẫu mã rất đẹp.”
Với năng khiếu và tay
nghề của mình từ những gốc cây khô chỉ có thể dùng làm nhiên liệu nấu ăn, nhưng
qua bàn tay tài hoa của anh chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo
như Anh hùng tương ngộ, chim đại bàng tung cánh, bộ bàn ghế tứ linh…, mỗi tác
phẩm mang một dáng vẻ độc đáo riêng biệt có giá trị hàng chục,
hàng trăm triệu đồng. Không những vậy, anh Hiền còn truyền dạy nghề cho
năm em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn như mình ngày trước. Anh Lư Quốc Hiền tâm
niệm: “Ở đây em tự làm rồi tự học,
mấy thanh niên đồng trang
lứa nếu có lòng yêu nghề, đam mê thì đến đây em dạy thí công cho chứ không ăn
tiền.”
Em Nguyễn Văn Tuyên sinh
năm 1994, cư ngụ ấp An Ninh, xã Mỹ An Hưng A đã có hơn một năm học nghề tại trại
của anh Hiền chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn, ba em mất sớm, mẹ em đi làm ở thành phố, em
ở nhà với ngoại, học hết lớp sáu thì em nghĩ. Lúc nghĩ học, em chưa có việc gì
làm nên đi chơi lêu lỏng. Được một thời gian, em thấy anh Hiền mở tiệ mở đây, em
có đến chơi thấy nghề này
cũng hay nên em xin anh Hiền cho em vô học nghề, một tháng, anh Hiền cho em
được vài trăm.”
Có chí thì nên, với hai
bàn tay trắng vào nghề, đến nay, khi ở tuổi 22 anh đã trở trành một nghệ nhân
khắc gỗ có tiếng, sở hữu một số tác phẩm gỗ, trang thiết bị phục vụ nghề gần
100 triệu đồng. Hy vọng rằng với niềm yêu nghề, sự sáng tạo của tuổi trẻ, anh Lư
Quốc Hiền sẽ cho ra đời nhiều tác phẩm đẹp từ cây gỗ nhiều hơn nữa để làm
đẹp cho đời.
Ngọc Hân
|
|