 Cảnh trong vở "Gánh hàng rong"
(Buổi trưa, cảnh nhà Bà Năm,
An và Bà Năm từ ngoài đi vào nhà)
An: (Giận dỗi) Mẹ thiệt tình, con đã dặn mẹ
biết bao nhiêu lần rồi! Đã bảo mẹ đừng có đến trường con bán nữa.
Bà Năm: (Chạy
theo con) Tại mẹ bán chỗ khác ế ẩm quá. Với lại bán ở trường con nó đắt hơn,
nên……..
An: (Trề môi) Chỗ khác cũng được
vậy, đâu nhất thiết là trường con mới đắt. Mẹ muốn con bẽ mặt với bạn bè hay gì?
Bà Năm: Không phải, không
phải. Mẹ có muốn vậy đâu...
An: (Cau có) Sao không, những
gì mẹ đang làm khiến con xấu hổ với bạn con mà...
Bà Năm: Mẹ không cố ý,
nhưng con nghĩ đi, bạn con có biết mẹ đâu. Con cứ làm như không quen mẹ là được
rồi.
An: Trời ơi, còn mấy đứa chung xóm chi, biết đâu nó nói mấy đứa kia biết rồi
sao. Tốt nhất sau này làm ơn mẹ đừng đến trường con nữa...
Bà Năm: (Mắt ngấn
lệ) Ờ ờ… Thôi được rồi. Từ ngày mai mẹ không tới trường con bán nữa.
(Im lặng một chút,
Bà Năm đưa tay lên dụi nước mắt)
An: À mẹ, con nói nghe nè. Mấy
cái áo của con á......nó...nó cũng cũ rồi.....mẹ mua cho con áo mới đi.
Bà Năm: (ngạc nhiên) Ủa, mẹ mới mua đây
mà !
An: (thở dài) Dạ nhớ, nhưng cũng hai
tháng rồi chứ bộ.
Bà Năm: Trời ơi, chứ mẹ mặc cái áo này ba năm rồi, có sao đâu.
An: Trời mẹ ơi, khác chứ. Mẹ già rồi. Con trẻ con
phải khác. Mấy cái áo đó con mặc cả chục lần rồi. Chán lắm! Như bạn con đó à,
tuần nào nó cũng có áo mới. Sướng muốn chết luôn. Còn con thì sao?
Bà Năm: Nhưng mình nghèo mà con,
sao mà so với người ta đươc. Mẹ có mỗi gánh hàng rong này thôi, nuôi tụi con ăn
học thôi cũng chật vật lắm rồi. Bây giờ làm gì mẹ có tiền mua áo cho con được.
Thôi, ráng đi con.
An: Đúng là số con khổ mà. Sinh ra là nghèo rồi . Mà con đã
nói rồi, mẹ chuyển qua làm nghề gì đó khác đi. Cứ bám lấy gánh hàng rong này
sao khá nổi chứ ! Với lại con thấy xấu hổ lắm !
Bà Năm: (Tức giận) An !
con nói gì vậy, con lớn lên được là nhờ vào cái gánh hàng rong này mà. Mẹ gánh
hàng nuôi con từ lúc nhỏ đến giờ. Biết bao nhiêu giọt mồ hôi của mẹ đổ lên nó.
Giờ đâu phải muốn chuyển là chuyển. Với lại, mẹ làm lâu rồi, mối mang cũng ổn định
, tự dưng chuyển rồi biết làm gì bây giờ. Thì giờ mẹ ráng lo cho tụi con học,
con ráng học tốt để sau nầy trở thành kỹ sư Bác sĩ sẽ không còn khổ như mẹ.
An: Có cái áo mẹ cũng không
mua nổi , ở đó mơ làm kỹ sư bác sĩ
Bà Năm: Thôi con, khi nào có tiền
mẹ sẽ mua cho con.
An: Khi nào mẹ có tiền? Chắc con đợi dài cổ mới
tới ngày đó quá! Mẹ không thương con gì cả
(An bỏ chạy vào trong,
vừa lúc đó Hải từ ngoài bước vào)
Hải: Thưa mẹ con đi học mới về !
Bà Năm: Ờ, mới đi học về hả, học tốt
không con?
Hải: Dạ tốt mẹ, hôm nay con được tới
hai điểm mười luôn!
Bà Năm: Ừ, con của mẹ ngoan! Con
vô thay đồ đi, mẹ chuẩn bị dọn cơm ăn để chiều mẹ còn đi bán nữa.
Hải: Mẹ ơi, cho con xin cái
này…con sắp lên cấp hai rồi, mẹ mua máy tính cho con học cho con nha.
Bà Năm: Hả ? Chi vậy, trước giờ con
vẫn tính tay mà.
Hải: Nhưng mà mẹ, chương trình cấp hai
phải dùng máy tính mà.
Bà Năm: Trời, vậy con lấy cái máy tính của
bà Tư cho đó, xài đi
Hải: Không được đâu, nó cũ lắm
rồi, mà con phải xài cái máy tính loại kia kìa, vậy mới học được, chứ cái này
chỉ để tính tiền thôi, không học được đâu mẹ.
Bà Năm: Nhà mình nghèo, con phải biết tiết kiệm chứ, dùng tạm cái đó đi
Hải: Sao mẹ mua đồ cho chị 2 hoài
được mà không mua đồ học cho con được
Bà Năm: Con đừng đua đòi quá, chị hai con
khác…
Hải: Con cũng là con của mẹ mà.
Bà Năm: Nhưng chị con lớn rồi, lại
là con gái nữa. Con còn nhỏ mà, không cần mua sắm nhiều...
Hải: (phụng phịu) Con mua đồ để học mà. Mẹ
thiên vị chị 2 quá...
Bà Năm: (nhăn mặt) Không, mẹ không thiên vị
đứa nào hết. Vậy con có thương chị con không ?
Hải: Dạ, tất nhiên là có.
Bà Năm: Tốt. Vậy thì đừng đỏi hỏi nữa.
Thôi đi vào nhà thay đồ. Nhanh lên !
(Hải tiu nghĩu bước vào
trong. Bà Năm định đi vào thì có một người đàn bà lạ ăn mặc lịch sự bước vào)
Bà Lan: Dạ có ai ở nhà không ạ ?
Bà Năm: Ơi, ai đó, có có, chị vô đi.
Bà Lan: Dạ chào chị, dạ có phải đây là
nhà của ông Trọng không ạ ?
Bà Năm: À, dạ phải, Trọng là chồng tôi,
nhưng ổng chết lâu rồi.
Bà Lan: (ngạc nhiên) Hả ? Vậy là
ông Trọng mất rồi hả chị ? Còn chị là.......vợ ông ta ?
Bà Năm: Dạ, phải, mời chị uống miếng
nước. Chị kiếm ông ấy có chuyện gì không ?
Bà Lan: À à... tôi là bạn của ông ấy, định
tới thăm, ai ngờ.....
Bà Năm: Dạ, ông nhà mất cũng được 15 năm
rồi chị ạ !
Bà Lan: Hả ? Vậy bé An được hai tuổi
thì ông ấy mất à ?
Bà Năm: Chị biết bé An hả ?
Bà Lan:Ừ, tôi có biết, tôi còn biết cả vợ
trước của ông Trọng nữa mà.
Bà Năm: Thật không ? (Khẽ
nhăn mặt) À chị khe khẽ giùm em, con em nó đang ngủ.
Bà Lan:À. Bây giờ con bé sao rồi chị? Vậy
chị nuôi nó từ hồi nhỏ à? Cực nhỉ.
Bà Năm: Dạ, em nuôi nó từ nhỏ, hồi
nhỏ nó dễ thương lắm, tôi với nó cháu và cả đứa con trai tôi dựa cả vào gánh
hàng rong này mà sống. Bây giờ con bé lớn hẵn và ngoan lắm chị ạ.
Bà Lan: Chị
bán hàng rong hả? Vậy sao cho nó ăn đủ được, sao cho nó học hành tử tế được…
Bà Năm: Không,
tôi vẫn lo cho nó học mà, bây giờ cháu học lớp mười một rồi đấy chị…
Bà
Lan:À, vậy nó có buồn về chuyện của mẹ
nó không?  Cảnh trong vở "Gánh hàng rong"
(An và Hải đi ra, thấy có khách lạ nên đứng ra một
góc)
Bà Năm: (ngập
ngừng) Chẳng giấu gì chị, em giấu
không cho cháu biết, sợ nó tủi thân với bạn bè, chị giữ kín giùm em chuyện này
nha, đừng để nó biết.
Bà Lan: À, ra thế !
Bà Năm: Dạ ! À, chị uống nước đi.
Bà Lan: À thôi không cần đâu chị ạ, em chắc
cũng sắp đi rồi.
Bà Năm: Chị nán lại chút ăn cơm với nhà
em…
Bà Lan: Cám ơn chị, tôi nói hết rồi sẽ
đi…
Bà Năm: À, (thở dài) tiếc
quá, thôi đành chịu vậy.
Bà Lan:Ừm, trước khi đi, tôi xin nói với
chị vài chuyện
Bà Năm: Dạ…..
Bà Lan: Thứ nhất, tôi thành thật
chia buồn về chuyện của ông nhà… Kế đến, tôi đến đây chủ yếu là để đem bé An
đi lên thành phố với tôi.
Bà Năm: Chị…..chị nói gì em không hiểu?
Bà Lan:À, thế này, tôi, chính là
vợ trước của ông Trọng, và tất nhiên là mẹ của bé An…
Bà Năm: Chị….chị là…….chị Xuân ?
Bà Lan: Đúng, tôi là Xuân đây, và
bây giờ, tôi đã khá giả rồi, tôi cần đưa con tôi đến sống cùng tôi, để sống cuộc
sống sung sướng hơn.
Bà Năm: Nhưng mà…
Bà Lan: Nhờ chị kêu con bé An ra cho tôi.
Để tôi nhận cháu…rồi tôi sẽ đưa cháu đi…
Bà Năm: Không được đâu, chị không được
đem con An đi, con An là của tôi.
Bà Lan: (cười) Của chị? Chị đẻ ra nó à?
Chị từng mang nó trong bụng à ?
Bà Năm: Đúng là tôi không sanh ra
nó, nhưng tôi đã nuôi nó mười bảy năm rồi, nó cũng như là con ruột của
tôi.
Bà Lan: Cái gì ? Không bao giờ. Chị
đừng hòng.
Bà Năm: Nhưng tôi nuôi nó từ hồi
còn bé tí, biết bao cực khổ rồi, nó phải là con của tôi chứ…
Bà Lan: Bà thật ích kỉ. Bà có đứa con trai rồi
còn gì. Trong khi vợ chồng tôi không kiếm được mụn con nào đây này! Hơn năm năm
nay, chúng tôi đổ biết bao nhiêu tiền, nỗ lực mãi cũng không có kết quả gì. Chị
có con trai rồi, thì trả con gái lại cho tôi.
Bà Năm: Tôi không cần biết ông bà ra sao,
con tôi nuôi là của tôi.
Bà Lan: Của tôi, chị dựa vào cái gì mà dám
giành con với tôi.
Bà Năm: Dựa vào cái gì á,… dựa
vào cái gánh hàng rong này đây này. Suốt mười lăm năm trời, tôi tần tảo nuôi
con. Hằng ngày phải quải đi bán, tiết kiệm đến từng đồng từng cắc. Thậm chí ăn
tôi cũng không dám. Động lực duy nhất để làm điều đó là tôi thương ông Trọng,
tôi yêu con bé An. Từ nhỏ, tôi luôn sợ nó bị mất mát, nên gì tôi cũng cố gắng
mua cho nó, còn nhiều hơn tôi mua cho con trai tôi nữa. Dù có mệt đến đâu, thấy
con được đến trường cùng các bạn, thì những vất vã trong tôi đều tan biến. Tôi
thương An là vì tội cho nó mất mẹ sớm, vì cái nghĩa với chồng. Cực khổ lắm mới
nuôi nó tới bây giờ, sao tôi có thể để chị đem nó đi được.
Bà Lan: Tôi cũng đã mang nặng đẻ đau ra
nó, trước pháp luật chị không thể chối cải được điều đó đâu.
Bà Năm: Không, bằng bất cứ giá nào tôi
không thể mất con An...
Bà Lan:Được rồi, bây giờ chúng
ta phải tôn trọng An, hãy cho nó cái quyền quyết định. Xem giữa cuộc sống
sung sướng và nghèo khổ, giữa nhà cao cửa rộng và cái gánh hàng rong nầy, nó
chọn cái nào?
Bà Năm: (Gục xuống,
nhăn mặt) Bà không được làm vậy, nó còn nhỏ, suy nghĩ chưa chính chắn, nó không thể
quyết định được.
Bà Lan: Tương lại của nó phải do nó quyết
định.
Bà Năm: Nhưng mà, tôi thương nó, tôi
không thể xa nó được….(khóc)
Bà Lan: (Cười) Dù bà có thương cỡ nào
thì nó vẫn là con tôi...
Bà Năm: Không...
An: (Bước ra cùng Hải, chùi nước mắt) Mẹ !
(Chạy lại ôm chầm lấy Bà
Năm, khóc nức nở. Bà Năm sững sỡ quay lại)
Bà Năm
: An con! Đây chính là mẹ
ruột của con
An : (Chạy lại ôm chằm Bà Lan) Mẹ! mẹ ơi sao bây giờ mẹ
mới tới tìm con
Bà Lan : Ờ!
Tại mẹ bận công chuyện con à. Bây giờ mẹ về rồi, con lên Thành Phố với mẹ nghe
con.
Bà Năm : An con
!
An: (
Lao lại Bà Năm ) Mẹ ơi, con xin lỗi, trước giờ con luôn đối xử không tốt với mẹ. Con bất hiếu
quá! Vậy mà mẹ vẫn luôn thương yêu con, dù con không phải con ruột của mẹ. Mẹ
ơi, con…con hối hận lắm. Con, con sẽ không đua đòi nữa, con không cần áo mới nữa.
Con xin lỗi…
Bà Năm : Con ngoan , con hiểu được vậy là mẹ mừng rồi
Bà Lan: An! Lại đây với mẹ, mẹ sẽ
mua đồ mới cho con mặc, cho con đi chơi khắp nơi. Con sẽ được hưởng hạnh phúc,
sẽ không thua đứa bạn nào hết, tuần nào cũng có đồ mới hết, tha hồ mà diện đi
chơi.
Hải: Trời ơi, đã quá vậy. Chị
hai, vậy chị đi đi, chắc sẽ vui lắm đấy, còn được đi chơi nữa.
An: Chị…..chị...
Hải: Ủa sao vậy ? Trước
giờ chị vẫn muốn được như vậy mà ,chị nghe thấy không, tuần nào cũng có áo mới
đó.
An: Nếu chị đi, chị sẽ không
gặp được em nữa....Em đâu muốn vậy đúng không ?
Hải: Ừa hé, vậy thì em sẽ nhớ
chị lắm... Nhưng không sao, sau này em lớn rồi em sẽ dẫn mẹ tới thăm chị. Chứ
chị không đi sẽ không được sung sướng đâu. Đi đi chị hai.
Bà Lan: Thằng này nói đúng đó
con, đi với mẹ, con sẽ không thiếu thứ gì, sẽ không thua ai hết !
An: Mẹ ơi đó là điều lâu nay con ao ước, nhưng giờ con không cần điều đó nữa.
Bà Lan: Chứ con cần gì, mẹ sẽ cho con. Chỉ
có mẹ mới thương con thôi hà, đi với mẹ đi con...
An: Mẹ thương con! Vậy tại sao ngày trước mẹ lại nỡ bỏ
cha và con để ra đi chứ?
Bà Lan: À, thì…..ngày trước nhà
mình nghèo lắm, mẹ…. mẹ không muốn con phải khổ, nên mẹ mới đi để….mong con lớn
lên sẽ sung sướng.
An: Vậy mẹ có nghĩ mẹ đi rồi, cha với con sẽ cực khổ thế nào không?
Bà Lan:Mẹ xin lỗi, nhưng con hãy
nghĩ cho mẹ, mẹ chỉ muốn tốt cho con thôi. Mẹ đâu ngờ cha con vô dụng vậy,
không lo gì được cho con, chưa gì đã rước vợ mới về, lại đi chết sớm vậy.
Bà Năm: Bà…. Tôi và ông Trọng chỉ
là vì cái nghĩa, tôi thương cho hoàn cảnh của hai cha con. Chính vì sự ra đi của
chị làm ổng đau buồn đến lâm bệnh, bây giờ chị lại nói chuyện phũ phàng vậy sao
Bà Lan: Bà không hiểu được chuyện
của chúng tôi đâu. Con, đừng tin bà ấy nói, hãy tin mẹ, mẹ chỉ muốn con được
sung sướng thôi.
An: Vậy mẹ ở đâu trong lúc con cần có vòng tay ấm áp của
người mẹ bảo vệ, dỗ dành. Mười bảy năm nay, mẹ không hề về thăm con lấy một lần,
cũng không hề thư từ về.
Bà Lan: Tại vì mẹ chưa thật sự thành đạt,
nên…
An: Nếu trên đời nầy tất cả những bà mẹ chờ tới sự thành đạt mới nuôi con thì
xã hội nầy không đủ chổ dành cho trẻ em lang thang cơ nhở, tình mẫu tử đâu thể
đổi bằng tiền bạc hả mẹ
Bà Lan: (Giật mình) Không, mẹ không nghĩ vậy
.
An: Mẹ thực sự nhớ con nên về đây để tìm con hay vì đã
hết hi vọng sinh con mẹ mới quay về?
Bà Lan:Không, không phải, con đừng nghĩ
như vậy mà tội cho mẹ
An: (Nhìn thẳng vào bà Lan) Vậy mẹ có dám chắc nếu
có đứa khác, mẹ sẽ quay về tìm con không?
Bà Lan: (Trừng mắt ngạc nhiên) Mẹ... mẹ, mẹ xin lỗi...
An: Đây mới chính là gia đình của con, mẹ ạ! (lao lại ôm chằm Bà Năm )
Bà Lan: (Nhìn An, thở
dài) Mẹ thực sự không ngờ con từ chối. Mẹ….xin lỗi vì đã không lo cho con được…
Nhưng mẹ vẫn không hiểu tại sao con lại chọn cuộc sống bám víu lấy gánh hành
rong đó….
An: Chính nhờ nó mà con mới
được như hôm nay, không thì con đã chết từ lâu rồi. Không còn sống để chờ mẹ về
đón con đi hưởng hạnh phúc đâu.
Bà Lan: Ừ, thôi, nếu vậy thì mẹ
đành phải đi vậy, khi nào con nghĩ lại thì cứ tìm mẹ nhe con… (Đi
lại nắm lấy tay Bà Năm) Chị, em khâm phục chị, em đã thua chị và gánh
hàng rong của chị. Chào chị.
An: (Cầm tay Bà Năm) Mẹ, con biết sai con rồi,
con sẽ sửa đổi. Con hứa đó, thưa Mẹ… Chiều nay con sẽ đi bán với mẹ. ( đưa
gánh hàng rong lên vai, Bà Năm giành lấy gánh hàng rong)
Bà Năm : Không, gánh hàng rong nầy là của mẹ, mẹ sẽ đi với nó
trong suốt quảng đời còn lại để ươm tiếp những mầm tri thức cho các con, để
tương lai các con không còn mang nặng trên vai gánh hàng rong của mẹ
(Bà Năm mĩm cười ôm hai con vào
lòng)
Tác
giả:
Thanh Nga
Tên
thật: Hồ Thị Thanh Nga
Học
sinh Lớp 10T Trường THPT TP Cao Lãnh
Địa chỉ: Phường Mỹ Phú, TP
Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Điện thoại: 01234777097
|