|
“…Sự ra đi của đồng chí đã để lại cho nền nghệ thuật sân khấu cải lương yêu nước ở miền Nam một lỗ hổng lớn… Đồng chí mất đi là ngành nghệ thuật sân khấu cải lương mất một cây cột cái…”. “Cuộc đời 27 năm hoạt động cách mạng, đi theo Đảng của đồng chí Thanh Nha đã sáng tỏ một tấm gương phục vụ nhân dân vô điều kiện… Khi nhắc đến đồng chí Thanh Nha là nhớ đến con người sống giản dị và tràn đầy tình thương, dù ở cương vị nào, đồng chí cũng gây được cảm tình gắn bó giữa mình với mọi người”. (Trích điếu văn do Giáo sư - nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam đọc trong lễ truy điệu soạn giả Thanh Nha năm 1972). KỲ
I: TỪ MIỀN NAM
RA BẮC
Hồi 14 giờ 45 phút ngày 23/10/1972, Ban
Tuyên huấn miền Nam nói riêng và văn nghệ sĩ cả nước nói chúng đã vĩnh biệt
soạn giả sân khấu Thanh Nha – một trụ cột của ngành sân khấu cải lương.
Thanh Nha tên thật là Nguyễn Văn Ba,
sinh ngày 20/4/1919 tại làng Mỹ Trà (nay thuộc phường II) thành phố Cao Lãnh –
Đồng Tháp. Ông tham gia Cách mạng Tháng tám ngay từ những ngày đầu, tham gia
cuộc kháng chiến chống Pháp, tập kết ra miền Bắc rồi vượt Trường Sơn trở vào Nam
tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuộc đời của ông là cả một quá trình chiến
đấu liên tục, cống hiến cả tuổi thanh xuân của người nghệ sĩ cho cách mạng. “…Sự
ra đi của đồng chí đã để lại cho nền nghệ thuật sân khấu cải lương yêu nước ở
miền Nam
một lỗ hổng lớn… Đồng chí mất đi là ngành nghệ thuật sân khấu cải lương mất một
cây cột cái…”. “Cuộc đời 27 năm hoạt động cách mạng, đi theo Đảng của đồng chí
Thanh Nha đã sáng tỏ một tấm gương phục vụ nhân dân vô điều kiện… Khi nhắc đến
đồng chí Thanh Nha là nhớ đến con người sống giản dị và tràn đầy tình thương,
dù ở cương vị nào, đồng chí cũng gây được cảm tình gắn bó giữa mình với mọi
người”. (Trích điếu văn do Giáo sư -
nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam đọc
trong lễ truy điệu soạn giả Thanh Nha năm 1972).
Với những cống hiến đặc biệt cho sân
khấu cải lương, năm 2012 – soạn giả Thanh Nha đã được truy tặng thưởng Giải
thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Những ngày tham gia Cách mạng Tháng Tám
Trước khi đến với sân khấu, soạn giả
Thanh Nha vốn là một họa sĩ có tài. Anh là người duy nhất ở Cao Lãnh hồi những
năm 1940 thi đậu vào Trường vẽ Gia Định. (Trường được thành lập năm 1913 và đến
năm 1917 là trường mỹ thuật duy nhất được xếp vào loại “trường trung học đệ
nhất cấp” và trở thành hội viên của Hiệp hội Trung ương trang trí mỹ thuật
Paris. Năm 1954, trường mới chính thức
mang tên là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn - NV). Lúc này Trường vẽ Gia Định
còn mang tên là Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định (L’école des Arts Appliques
de Gia Định). Sau khi ra trường, họa sĩ Thanh Nha về Cao Lãnh mở tiệm để hành
nghề họa hình. Nhưng do tính cách rất tài tử nên anh có thời gian bỏ Cao Lãnh
lên Kongpong – Chàm (Campuchia) kiếm sống bằng nghề họa nhưng mục đích chính là
kết bạn đờn ca với những người Việt kiều ở đây cho thỏa chí tang bồng. Một
trong những người bạn “tài tử” của Thanh Nha là Tiêu Hữu Đằng (năm 1954 cũng
tập kết ra Bắc công tác ở Bộ Nông lâm rồi trở về Nam năm 1965, công tác ở Ban
Kinh tài Khu 8 và hy sinh núi Tô – An Giang) từng khen ngợi: “Anh Thanh Nha
chơi với bạn bè rất tốt và có ngón đờn kìm tươi lắm”. Ngoài năng khiếu hội họa,
Thanh Nha còn có năng khiếu âm nhạc. Anh không chỉ giỏi đờn kìm mà còn chơi
được đờn tranh, đờn ghi ta, đờn gáo. Ngoài tự học, Thanh Nha chủ yếu còn học ở
những người bạn thân nổi tiếng trong giới tài tử hồi đó như Tám Hoa, Năm Phàn
(Sáu Chung), Mười Đờn, Sáu Xiếu… Có lần, gánh hát Phụng Hảo (do nghệ sĩ nhân
dân Phùng Há thành lập) về Cao Lãnh diễn có tổ chức giao lưu đờn ca tài tử với
anh em địa phương. Nghe tiếng đờn Thanh Nha, họ hết lời khen ngợi và mời anh
cùng một số người khác đến xem hát khỏi cần mua vé cho đến khi đoàn rời Cao
Lãnh mới thôi.
Năm 1946, Pháp đánh chiếm Cao Lãnh,
anh không theo Đệ tam sư đoàn và Thanh niên Tiền phong mà theo Năm Phàn làm
cách mạng. Lúc này, tỉnh Sa Đéc rất cần tiền để chi cho cách mạng nên Bí thư
Tỉnh ủy Trần Thị Nhượng (Sáu Ngài) cho chủ trương làm bạc giả và giao cho Năm
Phàn (huyện đội trưởng Cao Lãnh) phụ trách. Tổ có bốn người gồm Năm Phàn – phụ
trách chung, Thanh Nha vẽ mẫu tiền, hai nhà sư ở Tân Thuận Tây rành về khắc bản
gỗ và in ấn phụ trách in tiền. Tiền chủ yếu là loại năm đồng (giấy ngẫu) và hai
mươi đồng (giấy oảnh). Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì Bí thư Khu ủy Khu
8 mời toàn bộ tổ chức này lên Khu. Sau đó, thấy không cần thiết nên tổ in bạc
giả giải thể. Thanh Nha về Bộ tư lệnh khu 8 làm Trưởng ban Mỹ thuật của Phòng
Chính trị và cùng một số đồng chí khác phụ trách in ấn tờ báo của khu.
Năm 1952, Thanh Nha trở về Long Châu
Sa (tức tỉnh Sa Đéc và một phần của Long
Châu Tiền) làm Phó đoàn Văn công Ngũ Yến. Tại đây, Thanh Nha vừa là lãnh
đạo, vừa sáng tác, vừa đờn kìm chính lại kiêm cả diễn viên. Nơi nào có dân ở,
nơi đó có đoàn văn công Ngũ Yến phục vụ. Nội dung diễn của đoàn là một chương trình tổng hợp gồm ca múa,
nhạc kịch và cải lương. Vở cải lương dài đầu tiên của đoàn là vở Chung sức diệt
thù của Soạn giả Thanh Nha. Anh Hòa trong Chung
sức diệt thù đi lính cho Pháp trong một trận càn vào vùng kháng chiến lọt
vào ổ phục kích của ta và bị thương. Một em bé khoảng 13, 14 tuổi đã băng bó
vết thương cho anh và đưa về nhà mình. Về đây, Hòa mới nhận ra đó là con trai mình sau bảy năm
lưu lạc. Hòa cũng biết mẹ mình bị Pháp giết trong một trận càn. Anh nhận ra
được sai lầm của mình và đoái công chuộc tội. Có thể nói đây là một vở cải
lương có đề tài binh vận đầu tiên của ta trong thời gian này.
Năm 1953, soạn giả Thanh Nha cho ra
đời vở cải lương dài thứ hai là Thoát
vòng đau khổ. Đây cũng là một vở cải lương có đề tài binh vận. Nhân vật là
một người lính đạo Hòa Hảo bị bọn Việt gian lợi dụng để đưa vào đội quân đánh
thuê. Nhờ gia đình và bạn bè trong quân ngũ giác ngộ, anh cùng những người
“lính đạo” khác đã làm nội công cho bộ đội ta diệt đồn, bản thân thoát vòng đau khổ.
Tháng 7/1954, khi các đơn vị tập
trung về Cao Lãnh tập kết, đoàn Văn công Ngũ Yến mới được dịp trình diễn nhiều
vở cải lương cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xem. Đây có lẽ là lần đầu tiên
trong sự nghiệp sân khấu của mình, Thanh Nha và các đồng chí của anh mới có dịp
phục vụ cho một số lượng người đông đảo với thời gian khá dài (một trăm ngày)
và với nhiều vở diễn do anh sáng tác. Tuy nhiên, cũng chính trong thời gian này
tưởng chừng sự nghiệp sân khấu của Thanh Nha phải dừng lại khi anh được tổ chức
triệu tập về dự lớp huấn luyện để chuẩn bị ở lại miền Nam hoạt động
bí mật. Nhưng sau đó, anh lại được lên chuyến tàu cuối cùng ra Bắc rời khỏi Cao
Lãnh vào cuối tháng 10/1954.
Những năm ở miền Bắc
Sau khi ra miền Bắc, Thanh Nha cùng
đoàn văn công Ngũ Yến được phiên về đoàn Cải lương Nam bộ trực thuộc Bộ Văn hóa. Điểm
yếu của đoàn là khâu tiết mục nên Bộ đưa một số cán bộ của Đoàn có khả năng
sáng tác về thành lập Ban nghiên cứu sáng tác. Trong số đó có Thanh Nha. Ở đây,
Thanh Nha đã cho ra đời một công trình về bài bản cổ nhạc áp dụng trên sân khấu
cải lương và trở thành một tài liệu sử dụng chung cho các đoàn cải lương trên
miền Bắc.
Một công trình quan trọng khác của
Thanh Nha lúc này là sử dụng bài bản cổ nhạc để đệm khi diễn viên không có ca
hát. Đặc biệt, năm 1958 khi dựng vở Hoa mẫu đơn thì anh còn bổ sung thêm cho
tổng phổ nhạc nền do các nhạc sĩ âm nhạc sáng tác bằng cách đưa những bài cổ
nhạc vào đệm ở những chỗ diễn xuất quan trọng mà không có lời ca. Hiệu ứng của
dàn nhạc đệm những bản Xàng Xê, Nam Ai, Xuân Nữ, bài Hạ… được anh áp dụng đúng
lúc đã làm toát lên sự hòa hợp về tình cảm giữa diễn viên với khán giả khiến vở
cải lương được nâng cao và mới hơn về mặt nghệ thuật.
Cũng trong năm 1958, Thanh Nha cho ra
đời vở Tiếng sấm Tây Nguyên và dàn
dựng cho đoàn Dân ca Liên khu 5. Vở diễn có những đoạn dùng thể loại “Bài chòi”
nhanh chóng được khán giả Thủ đô nhiệt liệt hoan nghênh. Sau đó, vở được soạn
giả Thanh Truyền và Ngô Văn Dzu chuyển thể thành cải lương dàn dựng cho đoàn
Thanh Bình ở Thanh Hóa. Đoàn diễn có doanh thu kéo dài hơn cả tháng khiến anh
em lãnh đạo đoàn phải thừa nhận: “Vở Tiếng
sấm Tây Nguyên là cây thước để đo bạc. Nhờ nó mà chúng tôi giải quyết được
nhiều khó khăn về đời sống cho anh chị em và có thêm vốn liếng để dựng nhiều vở
khác”. Sau đó, Tiếng sấm Tây Nguyên còn
được đoàn Cải lương Quảng Ninh dàn dựng lại. Đây là một hiện tượng của cải
lương ở miền Bắc lúc bấy giờ. Những năm 1960, ở sân khấu miền Bắc chỉ có hai vở
viết về đề tài miền Nam
là Tiếng sấm Tây Nguyên và Võ Thị Sáu. Trong hội diễn sân khấu toàn
miền Bắc năm 1961, Tiếng sấm Tây Nguyên
được nhận huy chương vàng và được dinh dự phục vụ các đồng chí Lê Duẫn, Trường
Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp và nhiều kỳ họp quốc hội. Có lần, sau
khi xem diễn và đọc cả kịch bản do Nhà xuất bản Văn học phát hành, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã mời Thanh Nha và trưởng đoàn đến nhà ăn cơm với gia đình vì đã
có công tạo nên một vở diễn mang giá trị cao về nội dung và nghệ thuật.
Năm 1963, soạn giả Thanh Nha về công
tác tại Hội Sân khấu Việt Nam
với chức vụ Phó chủ tịch Hội. Ở đây, ông đã phác thảo kịch bản cải lương Tình riêng nghĩa cả. Kịch bản phản ánh
cuộc đấu tranh quyết liệt chống âm mưu dồn dân lập ấp của Mỹ và chính quyền Sài
Gòn. Vở vừa hoàn thành phác thảo thì soạn nhà Thanh Nha được lệnh lên đường đi
B. Tại Hà Nội, sau một tháng dàn dựng, vở đã được đoàn cải lương Nam bộ diễn
phúc khảo tại Nhà hát thành phố do Bộ Văn hóa chủ trì. Sau khi màn cuối khép
lại, Thứ trưởng Hà Huy Giáp đã bắt tay Trưởng đoàn Nguyễn Ngọc Bạch nói: Vậy là
mai bán vé được rồi. Vở được diễn nhiều nơi trên miền Bắc, vào tận Vĩnh Linh
cho đồng bào miền Nam bí mật kéo đến bờ Nam sông Bến Hải xem. Thậm chí, năm
1969 một bộ phận cải lương được mời sang Pháp biễu diễn phục vụ cuộc họp bốn
bên ở Paris. Trích đoạn Tình riêng nghĩa
cả được người Pháp và Việt kiều ta vỗ tay vang dội giữa hội trường
Mutualité – một trong những hội trường lớn của Paris và lưu diễn khắp miền Nam
nước Pháp. Chỉ tiếc một điều là khi đó ở miền Nam, soạn giả Thanh Nha không có
dịp nhìn thấy “đứa con” của mình ra đời và đến được rộng rãi với nhân dân.
|
|