|

Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội Báo xuân năm 2015
Theo
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn việc quy hoạch báo chí được dựa trên 4
điểm cơ bản. Cụ thể, báo chí là phương tiện thông tin, diễn đàn của nhân dân,
là công vụ tuyên truyền là vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước được
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng và sự quản lý của Nhà nước,
được hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật; phát triển báo chí theo
hướng cách mạng, đi đôi với quản lý chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả đáp ứng
nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước…; Nhà nước có cơ chế tài chính để đào tạo đội ngũ chính
quy để tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên
truyền khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường động lực phát triển theo
đúng tôn chỉ mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần tuý và phải phát triển
phù hợp với sự phát triển của KHCN của truyền thông thế giới, kết hợp chặt chẽ
các loại hình báo chí đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện dịch vụ nhằm
chủ động thông tin chính thống, có định hướng…
Đề
án cũng quy định rõ định hướng với từng loại hình báo chí như định hướng quy hoạch
đối với báo in và tạp chí in là sắp xếp hệ thống các cơ quan báo in gắn với các
giải pháp đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo
in, mỗi cơ quan báo in có thể có nhiều ấn phẩm (trong đó có 1 ấn phẩm chính và
có thể có một số ấn phẩm phụ).
Mỗi bộ, cơ quan ngang bộ có 1 báo in và
1 tạp chí in
Các cơ quan báo in sau khi được sắp xếp đều có
cơ quan chủ quản trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cơ quan
cấp Bộ, ngành cấp Trung ương (trừ các quân khu, quân chủng), tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý. Đồng thời, cơ quan báo chí in được giao
quyền tự chủ tài chính.
Nhà
nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ
chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được
xác định. Đổi mới hình thức, nội dung các ấn phẩm đáp ứng yêu cầu thông tin
chung và thông tin chuyên biệt của từng nhóm độc giả, vùng miền.
Theo
phương án sắp xếp mỗi bộ, cơ quan ngang bộ có 1 cơ quan báo in và 1 cơ quan tạp
chí in. Cơ quan thuộc Chính phủ có 1 cơ quan tạp chí in. Quân khu, quân chủng
có 1 cơ quan báo in và 1 cơ quan tạp chí in. Tổng cục thuộc Bộ có 1 cơ quan tạp
chí in. Học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, bệnh viện đủ điều kiện
theo quy định được có 1 cơ quan tạp chí in khoa học chuyên ngành. Mỗi tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có 1 cơ quan báo in thuộc Đảng bộ cấp tỉnh, 1
cơ quan tạp chí in thuộc hội văn học – nghệ thuật tỉnh.
Một
số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn
hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí in chuyên ngành. Các sở, ngành không có cơ
quan báo in. Đồng thời, mỗi tổ chức chính trị - xã hội Trung ương có 1 cơ quan
báo in và 1 cơ quan tạp chí in… Theo đó, lộ trình thực hiện là trước năm 2017
tiến hành sắp xếp thí điểm tại một số cơ quan, địa bàn để rút kinh nghiệm trước
khi triển khai trong cả hệ thống. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp.
Ít nhất 30% chương trình sản xuất trong
nước
Cùng
đó, đề án cũng xây dựng định hướng quy hoạch đối với phát thanh, truyền hình, cụ
thể hệ thống phát thanh, truyền hình đổi mới theo hướng tập trung sản xuất
chương trình, bảo đảm các chương trình sản xuất trong nước đạt tối thiểu 70% tổng
thời lượng phát sóng. Việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình truyền
hình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể
thao, giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng. Đến năm 2020,
các đài truyền hình địa phương tự chủ về tài chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ,
đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình, phục vụ nhiệm vụ chính trị,
tuyên truyền.
Đối
với truyền hình trả tiền, số lượng kênh truyền hình nước ngoài được phép khai
thác nguyên kênh trên hệ thống không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác…
Khống sử dụng giấy phép tạp chí điện tử
để xuất bản báo điện tử
Cũng
theo đề án, định hướng quy hoạch đối với báo và tạp chí điện tử cũng đã được
công bố cụ thể. Theo đó, định hướng sắp xếp hệ thống báo điện tử cơ bản tương tự
như báo in. Cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo in thì được xuất bản báo điện
tử. Các cơ quan tổ chức được xuất bản tạp chí in thì có thể có phiên bản điện tử
(đăng đúng nội dung của tạp chí in). Quản lý chặt chẽ phiên bản điện tử của tạp
chí in để không hoạt động như báo điện tử.
Các
tổ chức, xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước chỉ có tạp chí điện tử,
không có báo điện tử. Tạp chí điện tử chỉ được thể hiện đúng tính chất tạp chí,
tránh tình trạng sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện
tử. Về cơ bản, các báo điện tử tự cân đối tài chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ
phát triển một số báo điện tử chủ lực có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính
tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng
dư luận xã hội…
D.T - Lao Động - 25 Tháng Chín 2015
|
|