Đến Trường
Sa lần này có các đoàn thuộc tỉnh: Khánh Hoà, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, Phú
Thọ, Hưng Yên, Cựu chiến binh Quân đoàn I, Văn phòng Chính phủ, Hội Nhà báo Việt
Nam và nhiều phóng viên báo đài trung ương và địa phương.
Đoàn tỉnh
Đồng Tháp do bà Trần Thị Thái UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng
đoàn; ông Kiều Thế Lâm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (Phó đoàn); ông Phạm Hữu
Hoàn Trưởng phòng văn hoá văn nghệ báo chí, Giám đốc Trung tâm Thông tin Ban
Tuyên giáo Tỉnh uỷ; ông Lê Minh Thái Phó Bí thư Tỉnh đoàn; bà Nguyễn Thị Hiền
Phó Chủ tịch Hội LHPNVN tỉnh; ông Cao Dao Thép ĐUV Trưởng phòng công tác sinh
viên, Trường Đại học Đồng Tháp; ông Nguyễn Văn Dương chuyên viên nghiên cứu
VPUBND tỉnh; nhà báo Huỳnh Thanh Phong (Báo Đồng Tháp); nhà báo Tạ Phước Tính,
Nguyễn Thanh Hùng (Đài PTTH); nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Công Trường
(Minh Hà, Báo Văn nghệ Đồng Tháp).
“Song Tử
Tây xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo” là phóng sự ảnh
đầu tiên của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Hà vừa từ Trường Sa trở về Đồng
Tháp.
Tàu HQ
996 như một nhà khách di động trên đại dương, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
đoàn công tác hành quân đến huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà. 
Đoạn đường
vượt sóng đại dương dự kiến sau 48 giờ đến Song Tử Tây, nhưng do thời tiết xấu,
biển động có ngày đến cấp 7 nên đến 8 giờ sáng ngày 20 tháng 03 (sau 50 giờ),
HQ 996 buông neo ngoài khơi Song Tử Tây. Hơn hai ngày hai đêm HQ 996 độc hành, lênh
đênh trên biển cả, xã đảo Song Tử Tây hiện ra như một khu rừng thu nhỏ giữa biển
khơi. Ai nấy đều không kềm được xúc động, cảm giác giống như ở đất liền. 
Phó
Chủ tịch Trần Thị Thái mang nghĩa tình của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Đồng
Tháp chia sẻ với Đảo Trưởng Phạm Văn Hoà đại diện cho Đảng bộ, chính quyền,
quân và dân xã đảo Song Tử Tây.

Biểu tượng
chủ quyền xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam. 
Âu tàu Song Tử Tây được xây dựng là nơi đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trú ẩn khi biển động và lúc gió bão 
Khu dân
cư xã đảo Song Tử Tây. 
Chùa
Song Tử Tây, một biểu tượng tâm linh gắn chặt hải đảo với đất liền mỗi khi chuông chùa gióng lên,
ngân vang trên đại dương. 
Hải đăng
Song Tử Tây cao 36 mét, mắt biển để định hướng hàng hải cho tàu thuyền xa bờ. 
Thiên
nhiên ban tặng cho Song Tử Tây cơ cấu địa chất gần giống với đất liền. Đất qua
cải tạo có thể trồng được một số loại rau xanh, cây ăn trái; nuôi được heo, gà,
chó; đặc biệt là nơi đây còn nuôi được bò mà tất cả các đảo khác ở Trường Sa
không thể nuôi được. 
Bé gái Hồ Song Tất
Minh, công dân ra đời đầu tiên ở Song Tử Tây và là công ra đời đầu tiên ở huyện
Trường Sa. 
Cây
phong ba, biểu tượng sức sống mãnh liệt của Trường Sa trước thiên nhiên khắc
nghiệt trong gió bão đại dương. 
Sân vận
động xã đảo Song Tử Tây.
|