|

Ông Võ Hồng Nhân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Văn hóa - Tư tưởng TW, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
Xin ông vui lòng cho độc giả Báo Văn nghệ Đồng Tháp những
chuyện về truyền thống của ngành tuyên giáo?
Thắng lợi vĩ đại của
cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 90 năm qua có
phần đóng góp to lớn của ngành Tuyên giáo (từ Ban Tuyên truyền cổ động, ngày
01/8/1930 đến Ban Tuyên huấn, Ban Tuyên giáo ngày nay), là cơ quan tham mưu của
Đảng, cũng là cơ quan tác chiến. Trong hai cuộc kháng chiến, cả nước có hàng
ngàn cán bộ, chiến sĩ ngành Tuyên giáo hy sinh, bị thương tật, bị địch bắt, tù
đày, trong đó Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, thời kỳ chống Mỹ cứu nước
đã có 540 liệt sĩ thì có 300 đồng chí công tác tại 26B (bộ phận trực thuộc của
Ban) đã tình nguyện chuyển ra các đơn vị vũ trang trực tiếp chiến đấu và đã hy
sinh. Ban Tuyên giáo Kiến Phong, nay là tỉnh Đồng Tháp có hơn 70 đồng chí của
ngành đã hy sinh một cách oanh liệt.
Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền
Nam đã dược Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang. Đây là niềm
tự hào không chỉ của những người công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Cục
miền Nam mà cũng là niềm tự hào của cán bộ, nhân viên ngành Tuyên giáo ở các
tỉnh miền Nam. Chúng ta tự hào vì cán bộ, chiến sĩ các binh chủng trong ngành
Tuyên giáo đã lấy lửa yêu nước, yêu độc lập tự do, yêu đồng bào, đồng chí của
mình đưa vào các tác phẩm văn, thơ, bài nhạc, lời ca, tiếng hát, tiếng đàn…và
cả tuyên truyền, xung phong vào vùng địch hậu để thức tỉnh hàng triệu trái tim
của nhân dân, chuyển truyền thống yêu nước lên thành chủ nghĩa anh hùng cách
mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Vậy theo cá nhân ông, một Bí thư Tỉnh ủy rổi sau đó là
Phó trưởng Ban Văn hóa – Tư tưởng Trung ương, công tác Tuyên huấn trong thời
gian tới nên chú ý những vấn đề gì?
Theo tôi, đã là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng trong sáng, dù ở cương vị công tác
nào cũng có thể dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Bác Hồ kính yêu là nhà tư tưởng vĩ đại, người thầy về tuyên giáo và Bác đã làm
công tác Tuyên giáo bằng việc vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng
đắn, đó là nguyên nhân quyết định sự thành công của cách mạng Việt Nam. Người
là tấm gương vĩ đại, tuyệt vời về đạo đức cách mạng. Thứ hai: Khi đã đứng trong
hàng ngũ của Đảng thì Đảng là “Người” quyết định số phận của mình. Sự phân công
của Đảng (chẳng hạn về chức vụ của cán bộ Tuyên huấn: cá nhân mình muốn không được, không muốn cũng không được) và khi
được Đảng phân công làm Phó Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, tôi phải vừa
làm, vừa học ở đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân. Thứ ba: Ngành Tuyên giáo
không chỉ làm tham mưu mà phải vừa tham
mưu, vừa tác chiến nên cán bộ Tuyên giáo phải nắm vững quan điểm, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, có kiến thức sâu rộng về khoa
học, kỹ thuật theo ngành chuyên môn của mình và phải có đạo đức trong sáng. Nói
một cách đầy đủ và ngắn gọn, cán bộ Tuyên giáo phải có ba tiêu chuẩn: nói được, viết được và xử lý tình huống tư
tưởng được, do đó phải có kiến thức, năng lực, đạo đức cách mạng, mới làm
được ba điều trên.
Nhớ lại những năm kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu, khi nghe những bài hát:
Tiến quân ca, Tiểu đoàn 307, Giải phóng
miền Nam…thì hàng triệu người trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ ngành Tuyên
giáo sục sôi khí thế, sẵn sàng xung phong ra mặt trận, một mất, một còn trước
kẻ thù, không quản ngại hy sinh, gian khổ. Tôi thấy cán bộ Tuyên giáo nhất là
các văn nghệ sĩ kháng chiến xứng đáng được tôn vinh để ngọn lửa yêu nước, yêu độc
lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, yêu đồng bào, đồng chí, đồng đội trở thành bất
diệt, là một nguồn lực quan trọng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tôi nhớ trong vở cải lương Tìm lại cuộc đời, cán bộ binh vận nói
với cơ sở nội tuyến: Người trượng phu khi
đứng trước kẻ thù phải biết chúng từ đâu đến và nó đánh mình bằng cách nào.
Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhắc lại 4 nguy cơ mà Hội nghị đại
biểu giữa nhiệm kỳ (khóa VII) năm 1994 nêu ra vẫn còn nguyên giá trị và có mặt
diễn biến gay gắt, phức tạp, tôi thấy cần nêu thêm để nhận rõ hơn tác hại của
mặt trái kinh tế thị trường và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn
ra với tốc độ như vũ bão, các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện diễn biến
hòa bình, lấy mặt trận tư tưởng văn hóa là trọng tâm để đánh phá. Chúng đề cao
chủ nghĩa cá nhân, đối lập với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc tự diễn
biến, tự chuyển hóa, quan liêu, xa rời quần chúng, tham nhũng, lãng phí… Công tác
Tuyên giáo phải chủ động tấn công kể cả trên mạng xã hội. Phải kịp thời nắm bắt
những tiến bộ phát minh của cuộc cách mạng 4.0, để nâng cao tính chiến đấu,
phục vụ nhân dân của báo chí cách mạng (báo nói, báo in, báo hình, báo điện
tử), là tiếng nói của nhân dân.
Phải bồi dưỡng báo cáo viên tuyên
truyền miệng vì không thể nói hết âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bành
trướng và đối sách của Đảng lên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là vũ
khí sắc bén của ngành Tuyên giáo để làm chủ trận địa tư tưởng, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, bảo đảm
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. và làm cho các đồng chí Tuyên giáo nghỉ hưu cũng yên lòng, dù về hưu
cũng vẫn phải tự học, học về tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ, để không bị tụt hậu
lại phía sau hoặc tệ hại hơn là lạc hậu, cản đường lớp trẻ.
Xin ông vui lòng cho biết văn nghệ sĩ Đồng Tháp phải làm
gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo, góp phần xây dựng đời sống tinh thần
cho nhân dân trong toàn tỉnh?
Văn nghệ sĩ cần nhận thức rõ trong
kháng chiến cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước, văn học nghệ thuật thấm
sâu, lâu bền trong tâm trí, tình cảm của mọi người nhất là lớp trẻ. Do đó anh
chị em văn nghệ sĩ Đồng Tháp cần nắm vững những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác
- Lê nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đường lối độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, để nuôi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, thương
dân, là tư tưởng chủ đạo cho các tác phẩm của mình.
Tôi rất phấn khởi khi biết hiện nay
các đồng chí đang sưu tầm, biên soạn cuốn Văn nghệ sĩ Đồng Tháp thời kháng
chiến để tri ân và tôn vinh những văn nghệ sĩ tiền bối, đồng thời làm cho gia
đình, con cháu những đồng chí ấy tự hào về cha ông của mình, truyền ngọn lửa
yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau mãi mãi bừng sáng. Việc làm này thể hiện
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây” của Hội Liên hiệp VHNT tỉnh
Đồng Tháp.
“Ôn
cố tri tân”, tôi mong Hội Liên hiệp VHNT Đồng Tháp tiếp tục phát động phong
trào sáng tác nói về truyền thống vẻ vang của văn hóa văn nghệ kháng chiến,
đồng thời phê phán những ai xem thường hoặc xuyên tạc tính đúng đắn, khoa học
và cách mạng của văn hóa văn nghệ kháng chiến.
Riêng Báo Văn nghệ Đồng Tháp phải đi
đúng định hướng của Đảng, tận dụng những tiến bộ của cuộc cách mạng 4.0 để cải
tiến về nội dung, hình thức, cách tuyên truyền, quảng bá tờ báo (tới đây là tạp
chí) kể cả trên mạng thông tin, làm cho tờ báo ngày càng được sự phối hợp, ủng
hộ cúa các ban ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh. Tôi tin rằng số phát hành
của Báo ngày càng tăng.
Xin
chân thành cám ơn ông!
|
|