 Bìa sách ảnh "Đồng Tháp hướng về biển đảo của Tổ quốc" Vùng biển và ven biển của Việt Nam nằm án
ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và
các nước trong khu vực.
Biển Việt Nam có tiềm năng và tài nguyên
phong phú, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Lịch sử nước ta ghi nhận có tới hai
phần ba cuộc chiến tranh kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công và xâm lược
nước ta. Những chiến công hiển hách của cha ông ta trên chiến trường biển đã
ghi đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc.
Riêng đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, theo chiều dài lịch sử, bắt đầu từ thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đến
Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và ngày nay là Nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã kế thừa quản lý và khai thác, bảo vệ, phát triển
Hoàng Sa, Trường Sa đã khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi!
Chiến lược vươn ra biển làm giàu từ biển của
Đảng và Nhà nước ta là một định hướng phù hợp, đúng đắn với Việt Nam là quốc
gia biển. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc
phòng-an ninh trên biển, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất
nước. Đặc biệt là phải xây dựng Hải quân Nhân dân Việt Nam và các lực lượng
vững mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Thực hiện kế hoạch truyền truyền biển, đảo
của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sách ảnh “Đồng Tháp hướng về biển đảo của Tổ quốc” được xuất
bản. “Đồng Tháp hướng về biển đảo của Tổ quốc” dày 144 trang, giới thiệu 190 ảnh của các nhà báo,
nghệ sĩ nhiếp ảnh và các tác giả trong tỉnh đã có dịp tác nghiệp tại các vùng
biển, đảo của đất nước những năm gần đây. Đặc biệt là chuyến hành quân về
Trường Sa của lãnh đạo và nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh Đồng Tháp năm 2011. Xuất phát
từ tình yêu biển, đảo các tác giả đã ghi lại sinh động hình ảnh về thiên nhiên,
đất nước, con người ở quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Quý, Thổ Chu, Hòn Khoai, Hòn Chuối…
Đây là lần đầu tiên, hình ảnh trung thực và
phong phú của thiên nhiên, đất nước, con người nơi đầu sóng ngọn gió đang ngày
đêm giữ gìn, bảo vệ và phát triển biển, đảo được giới thiệu ở Đồng Tháp. Tập
ảnh nhằm khơi gợi tình yêu biển, đảo đối với các thế hệ, đặc biệt là thế hệ
trẻ, từ đó góp phần hành động giữ gìn biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tác phẩm trong sách ảnh "Đồng Tháp hướng về biển đảo của Tổ quốc
Ảnh bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha thế
kỷ XVI và tất cả bản đồ của
các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XVIII đều vẽ chung quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một
dưới cái tên Pracel, Parcel hay Paracels.xác định vị trí khu vực Pracel ( tức
Hoàng Sa và Trường Sa, là ở giữa biển Đông, phía Đông Việt Nam, bên ngoài những
đảo ven bờ của Việt Nam 
Ảnh Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ
Bá, tên là Công Đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ
vùng phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam:”Giữa biển có bãi cát dài gọi là bãi cát
vàng”, “Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy
hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”
Ảnh sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý
Đôn (1726-1784)biên soạn năm 1476, viết về lịch sử, lịch sử, địa lý xứ Đàng
Trong dưới thời chúa Nguyễn(1558-1755) khi ông được bổ nhiệm phục vụ tại miền
Nam, chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa)thuộc phủ Quãng Ngãi 
Ảnh bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ đời
Nguyến 1838 ghi Hoàng Sa(số 1), Vạn lý Trường Sa (số 2) thuộc lãnh thổ Việt Nam
Ảnh Nghị định số 4702 –CP ngày 21-12-1933 của
Thống đốc Nam kỳ thực hiện cam kết chủ quyền với chính phủ Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 
Ảnh Dụ của vua Bảo Đạiký ngày 29-3-1938 tách
quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Nghĩa đặt vào tỉnh Thừa Thiên
Ảnh bia chủ quyền do Pháp dựng tại Hoàng Sa năm 1938 
Bia chủ quyền do Việt Nam dựng ở Trường Sa,
quần đảo Trường Sa năm 1961
Biên đội gồm 3 tàu 673,674,675 chở quân ra giải
phóng Trường Sa-tư liệu 
Chiến sĩ đoàn đặc công 126 giải phóng đảo
Song Tử Tây-Tư liệu 
Đại tá Nguyễn Đức Vượng
,Phó Chính uỷ Bộ tư lệnh vùng IV Hải quân dặn dò thuỷ thủ tàu HQ 996, đảm bảo
an toàn cho đoàn công tác hành quân đi Trường Sa 
Bình minh ở Trường Sa
Đông 
Bộ đội đảo Nam Yết
tìm hiểu danh sách đại biểu Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân 2011-2016 
Bộ đội Hải quân đảo
Sinh Tồn 
Bộ đội Hải quân vùng
IV- 
Phòng sinh hoạt cá nhân của lính đảo Trường Sa 
Các chiến sĩ hải quân
Trường Sa trong ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 
Canh giữ biển trời trên đảo Đá Lớn 
Thiếu uý Nguyễn Văn
Điền bộ đội phòng không Cô Lin với gương mặt rám màu nắng gió Trường Sa 

















tiếp tục cập nhật
|